Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Marketing trong thời kỳ suy thoái


Công ty bạn sẽ ứng xử như thế nào trong thời kỳ suy thoái? Tạm ngưng, thậm chí xóa bỏ các kế hoạch marketing? Sa thải nhân lực?... Tất cả những phương cách đó đều chưa ổn.

Thị trường chứng khoán cũng e sợ một sự không chắc chắn, bởi chính những người tiêu dùng cũng lo sợ giống như vậy. Ở Nhật Bản, tỉ lệ lãi suất đã giảm tới mức 0%, các chính trị gia đã phải kêu gọi người dân thể hiện lòng yêu nước bằng cách chi tiêu nhiều hơn, nhưng cũng không thể bù đắp được những thương tổn về niềm tin của họ sau trận động đất Kobe và vụ tấn công bằng khí gas trong tàu điện ngầm Tokyo.

Chính nước Mỹ chứ không phải là Nhật Bản đang phải đối mặt với những khó khăn ở phía trước, và có lẽ còn lâu hơn thời kỳ chiến tranh vùng Vịnh vào đầu những năm 1990. Sau đây là 9 nhân tố mà các công ty nên ghi nhớ để có thể vượt qua thời kỳ khủng hoảng trong tương lai:

Thứ nhất: Nghiên cứu về người tiêu dùng, thay vì cắt giảm ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường. Bạn cần biết nhiều hơn về những cách khách hàng đang định nghĩa lại các giá trị như thế nào và phản ứng ra sao với suy thoái.

Những đường co giãn về giá đang thay đổi. Người tiêu dùng cũng chịu mất nhiều thời gian để tìm kiếm các mặt hàng tiêu dùng lâu bền hơn và mặc cả nhiều hơn. Họ sẵn sàng không trì hoãn việc mua hàng, mua các hàng hóa giá rẻ hơn hoặc mua ít đi nếu như ngày nay họ có thể sống mà không cần tới chúng.

Những thương hiệu đáng tin cậy thì đặc biệt là có giá trị. Họ hoàn toàn có thể vẫn thành công trong việc tung các sản phẩm ra thị trường trong khi niềm tin vào các sản phẩm và thương hiệu lại giảm dần. Những hoạt động tiêu dùng thường thấy cũng xuất hiện ít hơn.

Thứ hai: Hãy tập trung vào các giá trị gia đình. Khi chiến tranh nổ ra, chúng ta sẽ phải rời bỏ các làng quê để tập hợp dưới lá cờ đấu tranh.

Chúng ta sẽ có xu hướng tìm kiếm những hình ảnh về không khí gia đình ấm cúng bên lò sưởi trong các quảng cáo thay cho những hình ảnh hấp dẫn của thể thao, những chuyến phiêu lưu hay chủ nghĩa cá nhân.

Sự hài hước và sự hấp dẫn sẽ không có mặt trong nỗi sợ hãi. Việc buôn bán thiệp chúc mừng, dịch vụ điện thoại, những tiêu dùng cho đồ nội thất gia đình khi cần thiết và giải trí gia đình sẽ tiếp tục tăng.

Bởi lẽ sự bất ổn đó không chỉ bắt chúng ta phải ở nhà mà còn phải liên tục giữ liên lạc với gia đình và bạn bè.

Thứ ba: Duy trì chi phí cho các hoạt động marketing. Đây không phải là thời điểm để cắt giảm các chương trình quảng cáo.

Nhiều tài liệu cho thấy rằng khi các thương hiệu tăng cường hoạt động quảng cáo của mình trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi các đối thủ đang cắt giảm nó, thì có thể giúp công ty tăng thị phần và sẽ có lợi với chi phí thấp hơn là lúc họ thực hiện điều đó trong thời kỳ kinh tế phát triển bình thường.

Các hãng giàu có hơn có thể xem xét tỷ lệ quảng cáo ở mức độ vừa phải và duy trì chúng trong một vài năm. Nếu bạn phải cắt giảm chi phí cho hoạt động marketing, hãy cố gắng duy trì tần suất quảng cáo bằng việc thay thế các quảng cáo trên tivi bằng việc quảng cáo trên đài, hoặc tăng việc sử dụng các hình thức quảng cáo trực tiếp để có tác động lên doanh số ngay lập tức.

Thứ tư: Hãy điều chỉnh cho phù hợp các danh mục mặt hàng. Những người làm marketing phải dự đoán được nhu cầu cho mỗi loại hàng hóa trong danh mục các mặt hàng, khi mà người tiêu dùng chọn mua những sản phẩm có giá rẻ hơn và chỉ nhấn mạnh vào chất lượng hàng, ví dụ như xe ô tô với ít chức năng hơn.

Trong những thời điểm khó khăn, các loại hàng hóa đa chức năng sẽ được ưa thích hơn là các mặt hàng chuyên dụng, và các sản phẩm kém hơn trong danh mục cũng sẽ bị loại dần.

Đối với nhóm hàng tạp hóa, những thương hiệu riêng với chất lượng cao chiếm ưu thế hơn so với các thương hiệu có chất lượng quốc gia. Các khách hàng công nghiệp cũng không được tính riêng lẻ.

Những mẹo quảng cáo cũng trở nên không có tác dụng, thực tế chỉ có chất lượng, sự an toàn, độ tin cậy và độ bền của hàng hóa mới có thể tồn tại được.
Các sản phẩm mới, đặc biệt là những sản phẩm có thể chứng minh cho người tiêu dùng chất lượng thực sự để từ đó gây áp lực lên đối thủ cạnh tranh vẫn cần được quảng bá, nhưng tung ra các chương trình quảng cáo là để nhấn mạnh vào mức giá cạnh tranh vượt trội chứ không phải là cho hình ảnh của công ty.

Thứ năm: Hợp tác với các nhà phân phối. Trong những thời kỳ bất ổn, không ai muốn trói chặt nguồn vốn lưu động của mình trong đống hàng tồn kho.

Ưu đãi cho những người mua sớm, tài trợ thêm và nhiều chính sách trả lại hào phóng sẽ thúc đẩy các nhà phân phối mua nhiều hàng của bạn. Điều này đặc biệt đúng với các sản phẩm mới chưa được khẳng định.
Hãy cẩn trọng khi mở rộng mạng lưới phân phối với nhiều kênh giá rẻ hơn, bởi lẽ nếu làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới hình ảnh của công ty bạn và mối quan hệ với nhà phân phối đã có. Nếu suy thoái kinh tế diễn ra trong thời gian ngắn, biện pháp này cũng sẽ không đem lại lợi nhuận.
Tuy nhiên, đây cũng có thể là lúc bạn cắt giảm những nhà phân phối không hiệu quả và tăng cường lực lượng kinh doanh bằng việc tuyển thêm những người đã bị các công ty khác sa thải.

Thứ sáu: Chiến lược điều chỉnh giá.
Các khách hàng sẽ mua hàng với mức giá hợp lý nhất.
Bạn cũng không cần thiết phải cắt giảm giá đã niêm yết, nhưng có thể cần tăng thêm những chiến dịch khuyến mãi giá trong thời gian ngắn, giảm chiết khấu sản lượng, mở rộng tín dụng cho những khách hàng lâu năm và tăng cường việc tạo ra các gói hàng với giá thấp hơn.
Trong những thời điểm khó khăn, việc cắt giảm giá sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn là các chương trình khuyến mãi như đánh cược hay những lời đề nghị qua thư điện tử.
Thứ bảy: Củng cố thị phần. Củng cố trong tất cả thị trường nhưng chủ yếu ở một số sản phẩm có triển vọng phát triển cao, ví dụ như các dịch vụ an ninh hay quay camera.
Các công ty trong một cuộc chiến giành về thị phần, và trong một vài trường hợp, có thể là vì sự tồn tại. Biết rõ về cơ cấu chi phí sẽ đảm bảo cho bất kỳ một sự cắt giảm hay sáng kiến hợp nhất nào cũng đều tiết kiệm được tối đa tiền bạc, nhưng lại tác động ít nhất tới khách hàng.
Với vị trí vững chắc và cơ cấu chi phí tốt nhất, các công ty như Wal-Mart và hãng hàng không Southwest (Southwest Airlines) có cơ sở để hy vọng vào việc tăng thị phần. Nhiều công ty khác với báo cáo tài chính tốt hoàn toàn có thể làm được điều này bằng cách chiến thắng các đối thủ yếu.

Thứ tám: Nhấn mạnh giá trị cốt lõi. Mặc dù nhiều công ty đã phải cắt giảm nhân lực, song các giám đốc điều hành vẫn có thể củng cố lòng trung thành của những người ở lại bằng cách nhấn mạnh vào những giá trị cốt lõi của công ty, trấn an các nhân viên của mình rằng công ty đã phải vượt qua những thời kỳ khó khăn trước đây, duy trì chất lượng sẽ tốt hơn cắt giảm những khoản đầu cơ, và phục vụ các khách hàng hiện tại sẽ tốt hơn cố gắng phục vụ tất cả mọi người.
Khả năng lãnh đạo tốt là điều cần thiết, các giám đốc điều hành cần giành nhiều thời gian hơn với khách hàng và nhân viên của mình.
Suy thoái kinh tế có khả năng làm bản báo cáo của giám đốc tài chính trở nên quan trọng hơn báo cáo thu nhập của giám đốc marketing. Quản lý vốn lưu động có thể dễ dàng lấn át quản lý mối quan hệ với khách hàng. Các giám đốc điều hành phải vượt được qua điều này. Những công ty thành công không vứt bỏ các chiến lược marketing trong thời kỳ suy thoái mà phải biết thích nghi với nó.

Thứ chín: Nhìn về tương lai. Nhu cầu thấp hơn về xe hơi và các kỳ nghỉ tạo ra nhu cầu tiềm năng mà những người làm marketing phải nắm bắt và sẵn sàng đáp ứng khi niềm tin của người tiêu dùng tăng lên.
Nhưng điều đó không có nghĩa là nhảy vào ngay khi có dấu hiệu tích cực đầu tiên. Niềm tin của người tiêu dùng đã tăng trong hai tháng liên tiếp sau khi kết thúc chiến tranh vùng Vịnh, nhưng rồi lại giảm xuống. Suy thoái kinh tế sẽ kéo dài trong cả một năm.

Tương tự như vậy, việc bắt giữ được Osama Bin Laden sẽ có thể làm tăng niềm tin của người tiêu dùng, nhưng điều đó chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.

Tin doanh nghiệp
Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ suy thoái,Global Elite Consulting (Công ty tư vấn Global Elite) đã tung ra gói tư vấn Chiến lược Marketing thời suy thoái. Gói tư vấn này được thiết kế giúp các doanh nghiệp có thể hoạch định và triển khai hiệu quả với các ứng dụng Marketing hiện đại và những kinh nghiệm thực tế của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên lạc globalelitecorp@gmail.com

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Loạn thị trường "Made in Vietnam" - Giải pháp


Loạn thị trường "Made in Vietnam" - Giải pháp


Chính sự 'vô can' của các nhà sản xuất đã khiến đại lý được quyền 'đẩy giá', làm loạn thị trường hàng hóa 'made in Vietnam'.

Lệch giá là... tất yếu?

Giải thích cho sự "loạn" giá sản phẩm trên thị trường, bà Vũ Thị Ngà, trưởng phòng maketing Công ty nội thất Hòa Phát cho biết, phía công ty chỉ quản lý giá bán buôn sản phẩm cho các đại lý, nhà phân phối hoặc chuỗi cửa hàng của Hòa Phát, còn vềgiá cả khi đến tay người tiêu dùng thì công ty không chịu trách nhiệm.

Theo bà Ngà, công ty nội thất Hòa Phát cũng có niêm yết bảnggiá bán lẻ, tuy nhiên chỉ các nhà phân phối chính thức của công ty mới tuân thủ đối với giá bán này, còn lại các đại lý hoặc cửa hàng khác có quyền thêm vào giá sản phẩm các chi phí như vận chuyển, lắp đặt... Do vậy, có sự chênh nhau về giá sản phẩm giữa các cửa hàng là tất yếu. “Công ty nội thất Hòa Phát và các cửa hàng, địa lý bán sản phẩm của nội thất Hòa Phát trên thị trường hiện nay là quan hệ giữa những đối tác kinh doanh độc lập. Do vậy,giá các sản phẩm hoàn toàn do phía cửa hàng, đại lý quyết định, đó là quyền của họ nên phía công ty không can thiệp”,bà Ngà nói.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Tâm, nhân viên phòng maketing Công ty nội thất Xuân Hòa cũng cho biết, phía công ty không can thiệp vào giá bán sản phẩm của các đại lý. Tất cả các địa lý đều là doanh nghiệp độc lập với công ty. Khi nội thất Xuân Hòa bán sản phẩm cho đại lý thì sản phẩm đã trở thành tài sản của đại lý nên công ty không có quyền quyết định giá đối với sản phẩm. “Việc định giá bán sản phẩm được các đại lý xác định theo quy luật cung cầu, nếu người tiêu dùng thấy thuận mua, vừa bán thì giao dịch với đại lý đó”, chị Tâm cho hay.



Tình trạng 'loạn' giá của các sản phẩm 'made in Vietnam' khiến người tiêu dùng mệt mỏi, mất lòng tin.


Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội thép Việt Nam, cũng khẳng định, Hiệp hội chỉ quản lý được gía thép của nhà sản xuất, còn các hệ thống phân phối thì không thể vì cực kỳ khó. Các cửa hàng, hệ thống phân phối "thiên la địa võng", rải khắp nơi nên không thể biết được họ kinh doanh như thế nào mà quản lý, do vậy, sự chênh lệch giá đến với người tiêu dùng là tất yếu. Ông Nghi nói: “Hiện, Bộ Công thương cũng đang đau đầu về hệ thống phân phối, các cửa hàng, công ty bán lẻ với những mức giá chênh lệch mà không biết quản lý bằng cách nào vì quá rộng. Một số nơi họ muốn khắc phục bằng cách tổ chức sàn giao dịch thép, ý tưởng này rất mới, tiến tiến nhưng lại khó thực hiện”.

Theo ông Nghi, có một nghịch lý mà chỉ xảy ra ở Việt Nam là người tiêu dùng, chủ yếu là các nhà làm công trình thì không muốn mua thép trực tiếp của nhà sản xuất và các nhà sản xuất cũng không muốn bán trực tiếp cho người tiêu dùng mặc dù nếu mua trực tiếp của nhà sản xuất, nhà đầu tư công trình sẽ được lợi vềgiá thành hơn rất nhiều. “Đơn vị sản xuất không muốn bán trực tiếp cho nhà đầu tư vì lo ngại rủi ro sẽ lớn nên họ muốn bán cho các công ty, đại lý cấp 1, rồi các công ty này lại bán lại cho hệ thống cửa hàng tiếp theo… sau đó, mới đến tay nhà đầu tư. Còn nhà đầu tư không muốn mua trực tiếp của đơn vị sản xuất vì để nhận được công trình họ đã khá tốn kém rồi nên họ muốn con đường mua nguyên vật liệu vàng vòng vèo càng tốt vì sẽ dễ dàng biến hóa…để có lợi cho họ”, ông Nghi giải thích.

Ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu Việt

Trao đổi với Đất Việt, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, nhà sản xuất không can thiệp vào giá bán của các đại lý nghía là đại lý được tự ý đưa ra những mức giá khác nhau nhưng phải nằm trong giới hạn và sự hợp lý về kinh tế. Còn nếu có sự chênh lệch giá cả quá lớn trên thị trường, nhà sản xuất nên xem xét để có những biện pháp xử lý thích hợp để tránh ảnh hưởng đến thương hiệu.



Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đếnhiệu quả xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt trên thị trường.


Theo ông Doanh, bên cạnh những yếu tố về mẫu mã, chất lượng sản phẩm thì giá cả ổn định cũng là một yếu tố giúp thương hiệu nhà sản xuất đứng vững trên thi trường. “Thực trạng mỗi nơi mỗi giá cho cùng một sản phẩm của một số mặt hàng “made in Việt Nam” hiện nay làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt trên thị trường. Người tiêu dùng không chỉ lúng túng mà còn cảm thấy bán tín bán nghi vào sản phẩm, điều này làm giảm uy tín của chính doanh nghiệp sản xuất”, ông Doanh nói.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân, cho rằng, để xây dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường thì nhà sản xuất nên có trách nhiệm quản lý về chất lượng cũng nhưgiá thành sản phẩm đối với các cửa hàng, đại lý bán sản phẩm của mình.

Ông Thành phân tích: “Để xây dựng một đại lý, do những chi phí khác nhau như vận chuyển, thuê mặt bằng, vùng sâu, vùng xa… mà sản phẩm bán ra của mỗi đại lý, mỗi nơi có thể có những mức giá khác nhau. Tuy nhiên, sự chênh nhau này phải ở mức độ hợp lý. Theo tôi, nhà sản xuất nên kiểm soát vấn đề này để tránh tình trạng đại lý nâng giá vô tội vạ. Nếu việc quản lý không tốt, giá cả loạn sẽ khiến người tiêu dùng, thị trường mệt mỏi, mất lòng tin, ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của nhà sản xuất”.

Theo Minh Tùng - Đất Việt

Để góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vấn đề này, Công ty tư vấn Global Elite vừa tung ra gói dịch vụ tư vấn Xây dựng chiến lược và hệ thống phân phối. Với gói dịch vụ hiệu quả này, doanh nghiệp có thể một phần quản lý được kênh phân phối từ đó gia tăng uy tín với người tiêu dùng. Doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng liên lạc: Công ty tư vấn Global Elite, email: globalelitecorp@gmail.com
Tin doanh nghiệp

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Thời của nhà tư vấn

(TBKTSG) - Giữa lúc nhiều giám đốc doanh nghiệp than rằng hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, họ chẳng biết làm gì ngoài chuyện đi dự hội thảo và đi nhậu, thì nhiều công ty tư vấn cho biết họ vẫn đang sống rất khỏe, đơn hàng có xu hướng tăng. Theo nhiều doanh nghiệp, đây đang là thời của các nhà tư vấn khi áp lực thị trường buộc họ phải tìm cách điều chỉnh chiến lược sản xuất, hệ thống phân phối, cơ cấu hệ thống quản trị, lợi thế so sánh cũng như sắp xếp lại đội ngũ nhân sự.

Tấp nập đơn hàng

Giám đốc Công ty Tư vấn IME, ông Đỗ Hòa, cho biết IME vừa được một tổng công ty nhà nước mời đến tư vấn về chiến lược trung hạn “một cách có căn cơ và bài bản”. Còn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa khác thì nhờ ông tìm cách đưa họ thoát khỏi khó khăn hiện tại và định hướng hoạt động lâu dài. Công ty của ông Hòa dù thành lập chưa lâu, nhưng cũng đã tấp nập người ra kẻ vào, cả doanh nghiệp tư nhân lẫn công ty nhà nước. Một số doanh nghiệp khác cũng cho biết “đơn hàng nhiều lắm, làm không nghỉ tay”.

Theo ông Hòa, cùng một số chuyên gia khác, không chỉ trong thời điểm khó khăn, mà ngay ở những thời điểm bình thường, các doanh nghiệp lớn, kể cả đang hoạt động rất mạnh mẽ, đều nhờ đến lực lượng tư vấn nhằm “sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của những người bên ngoài để bù đắp những khiếm khuyết”.

Thông thường, khi đến doanh nghiệp, các nhà tư vấn sẽ tìm hiểu, bắt mạch, đề xuất một số giải pháp, cả quản trị, chiến lược, và phản biện, tranh luận với doanh nghiệp. Trên cơ sở những phân tích, thảo luận đó, doanh nghiệp sẽ quyết định thực hiện chiến lược của mình như thế nào.

Theo ông Lương Văn Lý, Trưởng bộ phận Đầu tư thương mại Công ty Tư vấn luật Việt Long Thăng, cho biết một hiện tượng khác với trước đây là hiện nay các doanh nghiệp trong nước đến tìm đến các nhà tư vấn luật nhiều hơn trước.

Một doanh nghiệp trong ngành quảng cáo cho biết họ đang có kế hoạch thuê một nhà tư vấn của Công ty McKenzie (Mỹ) trong ba ngày với mức giá 30.000 đô la Mỹ, chưa kể chi phi ăn ở, đi lại... Dự kiến lịch làm việc trong ba ngày của người tư vấn: ngày đầu tiên, công ty cung cấp dữ liệu, thông tin cho nhà tư vấn; ngày thứ hai, hai bên “tranh cãi nảy lửa”; và ngày thứ ba, nhà tư vấn đưa ra chiến lược. Mọi công việc sau đó sẽ được liên lạc qua e-mail.

Dù mức giá thuê tư vấn đắt như vậy, nhưng doanh nghiệp vẫn quyết tâm mời cho được nhà tư vấn này nhằm tái cấu trúc công ty, hoạch định lại chiến lược, xây dựng thương hiệu. Giám đốc doanh nghiệp này cho rằng đây là một khoản đầu tư cần thiết, hiệu quả nhận được, nếu đi đúng hướng, sẽ rất lớn.

Cần nhưng phải thận trọng

Theo ông Hòa, chi phí thuê tư vấn giỏi người nước ngoài rất tốn kém, có thể lên đến cả triệu đô la Mỹ, nhưng nhà tư vấn cũng chỉ đóng góp về mặt chiến lược, vốn chỉ chiếm khoảng 50%, còn kết quả cuối cùng vẫn phụ thuộc vào những người thực hiện trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo ông, cũng cần cẩn trọng, bởi lẽ với chi phí đắt đỏ như thế bản thân doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị đầy đủ, nếu không sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Hơn nữa, khi thuê chuyên gia nước ngoài cũng cần chọn lựa kỹ vì “không phải cứ người nước ngoài là giỏi”.

Các công ty tư vấn trong thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều, có mặt khắp các hội thảo, các cuộc gặp gỡ của giới doanh nghiệp, bén rễ đến từng ngóc ngách của hoạt động kinh tế, cả về tư vấn luật, nhân sự, giải pháp tài chính, quản trị, chiến lược, thương hiệu, các công cụ quản lý...

Theo đánh giá của một số chuyên gia, giới tư vấn trong nước vẫn chưa theo kịp nhu cầu của doanh nghiệp. Số những nhà tư vấn có bề dày kinh nghiệm tại các vị trí quản lý cấp cao trong các tập đoàn nước ngoài, nơi có các mô hình quản lý hiện đại, có va chạm, có kinh nghiệm và có thể chia sẻ được với doanh nghiệp vẫn chưa nhiều. Số này thường đứng ra lập công ty tư vấn để vừa giúp doanh nghiệp trong nước, vừa muốn tìm một sân chơi mới để thi thố tài năng. Còn đa số các nhà tư vấn khác vẫn chủ yếu có được kiến thức qua lý thuyết, sách vở và ít kinh nghiệm.

Hơn nữa, tuy doanh nghiệp thực sự có nhu cầu mời tư vấn để có những cách tiếp cận bài bản, có hệ thống, nhưng việc sử dụng tư vấn như thế nào thì “vẫn còn phụ thuộc vào cảm tính của người chủ doanh nghiệp”.

Vì thế, giới trong nghề cho biết họ luôn gặp những tranh cãi nảy lửa, nhất là khi chủ doanh nghiệp là người bảo thủ, tranh cãi đến cùng với nhà tư vấn, gạt những đề xuất của họ. Đã có những trường hợp một số doanh nghiệp, sau một thời gian phải trả giá đắt trên thương trường, đã quay lại tìm nhà tư vấn, áp dụng mô hình do tư vấn đề xuất. Tuy nhiên, lúc này mọi chuyện đã quá muộn.

Theo ông Lý, các doanh nghiệp Việt Nam lúc ký hợp đồng hay thỏa thuận với đối tác ít để ý đến các tiểu tiết. Đây là một điều khá phổ biến, nhưng rất nguy hiểm bởi theo ông, một khi xảy ra mâu thuẫn lợi ích, các tiểu tiết sẽ nổi lên thành những vấn đề lớn khiến cho hai bên xảy ra tranh chấp. “Thông thường, một hợp đồng thương mại giữa các doanh nghiệp nước ngoài có thể lên đến vài chục trang, thậm chí 100 trang. Nhưng giữa các doanh nghiệp Việt Nam, khi thảo một hợp đồng dày chừng 70 trang, doanh nghiệp cảm thấy quá phức tạp, nhiêu khê và phản xạ đầu tiên là bẻ lại tại sao không làm ngắn gọn hơn. Trong trường hợp như thế, sở thích về sự ngắn gọn sẽ không có lợi cho doanh nghiệp”, ông Lý nói.

Thế nhưng, cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp gặp phải những nhà tư vấn “rởm”, ưa dùng thủ thuật. Có công ty tư vấn trưng ra những bảng thành tích dày, với các khách hàng lớn, để đưa ra mức giá cao so với mặt bằng trong nước, nhưng kết quả đạt được lại “không nhìn thấy được”. Cũng có doanh nghiệp tư vấn lấy công làm lời, làm cùng lúc nhiều dự án, giá thấp, chủ yếu để kiếm khách hàng. Lại có những công ty tư vấn ký hợp đồng với doanh nghiệp, nhưng thực hiện cầm chừng, mục đích là chỉ muốn nhận được 50% số tiền đưa trước trong hợp đồng là đã đủ sống. Điều này trong thực tế thời gian qua đã xảy ra không ít, khiến cho nhiều doanh nghiệp thuê tư vấn tiền mất, tật mang, và tuyên bố “cạch” giới tư vấn.
Phi Tuan
Tập đoàn tư vấn Global Elite Consulting là một trong những tập đoàn có uy tin trong khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn gồm những chuyên gia tư vấn hàng đầu đã từng làm việc cho những công ty đa quốc gia tại Singapore, Indonesia, China, USA và Việt Nam.
Hiện tại đang tư vấn về chiến lược và hệ thống quản lý với mô hình chuyên biệt hiện đại ELITE (Bản quyền của GLOBAL ELITE). Ngoài ra tập đoàn còn tư vấn chiến lược Marketing bán lẻ và chiến lược phân phối vốn là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên lạc globalelitecorp@gmail.com
Tin doanh nghiệp