Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

28 sinh viên Việt Nam khiến hiệu trưởng ĐH Mỹ “kinh ngạc”



(14/06/2011)
TTO - Chương trình Học giả Việt Nam của Intel (IVS) hỗ trợ đào tạo về nhân sự làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam vừa cho kết quả đầu tiên, với việc 28 sinh viên được đưa sang Mỹ học về cơ khí và điện tử đã tốt nghiệp với kết quả xuất sắc ngày 13-6-2011 (theo giờ VN).
24/28 sinh viên Việt Nam vừa tốt nghiệp khóa điện …
Đây là những “tài sản thật sự” cho Việt Nam - chủ tịch Trường ĐH Portland (bang Oregon, Mỹ) Wim Wiewel nhận xét về các sinh viên đến từ Việt Nam theo học tại trường.
Theo tiến sĩ khoa học Rengjeng Su, hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học máy tính và kỹ thuật Maseeh thuộc ĐH Portland State, bang Oregon, 28 sinh viên của Việt Nam đã có kết quả điểm trung bình là 3.8/4.0, thuộc loại xuất sắc (2.0 là đủ để tốt nghiệp).
Trong số đó, có 5 sinh viên đạt điểm số trung bình 3.9-4.0, tức điểm cao tuyệt đối.
“Tôi cho rằng họ đã rất tập trung và nghiêm túc trong học tập, với sự thông minh vượt trội - ông nói với Tuổi Trẻ - Họ khiến chúng tôi ngạc nhiên, và cảm thấy rất khó khăn khi cho điểm các sinh viên khác, vì điểm của họ quá cao”.
Trong quá trình học tập, các sinh viên Việt Nam và quốc tế đã thực hiện các đồ án giải quyết các vấn đề mà Intel gặp phải nên mang tính ứng dụng rất cao.
Cách đây hai năm, sau khi nhận thấy nguồn nhân lực, đặc biệt là các kỹ sư và kỹ thuật viên lành nghề ở Việt Nam chưa đủ đáp ứng yêu cầu hoạt động tại nhà máy được đầu tư 1 tỉ USD ở Việt Nam - vốn là dự án đầu tư lớn nhất của nước ngoài vào Việt Nam từ trước tới nay, Công ty TNHH Intel Products Việt Nam đã đưa ra kế hoạch đào tạo tổng số 52 kỹ sư, chọn lựa từ những sinh viên năm thứ 3 và 4 tại các trường ĐH kỹ thuật hàng đầu ở Việt Nam, với tổng chi phí khoảng 4 triệu USD trong hai năm.
Đây là dự án mà giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Việt Nam khi đó nhận định “là sự đóng góp vô cùng quý báu trong chiến lược đào tạo lớp nhân tài trẻ về khoa học kỹ thuật trong tương lai của Việt Nam”.
IVS là chương trình gửi sinh viên của một nước mà Intel đến đầu tư đi học nước ngoài duy nhất mà hãng sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới này thực hiện kể từ khi ra đời năm 1968 tại Mỹ. Đây cũng là một phần trong trong cam kết của Intel nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghệ cao của Việt Nam.
Trần Ngọc Anh Đức, 22 tuổi, trước khi sang Mỹ hoàn thành nốt chương trình ĐH đã đang là sinh viên năm 3 của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Tốt nghiệp với điểm trung bình thuộc mức được đeo sợi dây màu xanh (điểm trung bình 3.7 đến dưới 3.8), Đức cho biết điều lớn nhất bạn học được từ môi trường ĐH ở Mỹ chính là tinh thần “không sợ phạm sai lầm”, luôn sẵn sàng thay đổi và sẵn sàng mạo hiểm để thành công.
“Có rất nhiều bạn cùng lứa học giỏi hơn tôi, nhưng có thể họ đã không chuẩn bị kỹ như tôi để có thể có học bổng đi du học và bước ra biển lớn” - Đức cho biết.
Đợt sinh viên thứ 2 gồm 24 sinh viên học về điện tử, cơ khí và kinh doanh sẽ tốt nghiệp vào năm 2012, “và họ đã chứng minh tiếp tục lực học vượt trội của mình” – đại diện của Trường Maseeh cho biết.
Sau khi hoàn thành đợt học, các sinh viên này sẽ làm việc cho Intel trong vòng ba năm trước khi họ có thể tùy ý chọn nơi làm việc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Rick Howarth, tổng giám đốc Công ty TNHH Intel Products Việt Nam, cho biết hiện nhà máy đặt tại Khu công nghệ cao (quận 9, TP.HCM) đã tuyển dụng được 900 nhân viên làm việc, và mỗi năm trung bình sẽ tuyển dụng thêm 500 nhân viên cho tới khi có đủ nhân lực khoảng 3.000 nhân viên, vận hành được toàn bộ công suất của nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất thế giới của Intel.
“Tùy tình hình, chúng tôi có thể xây thêm nhà máy và tuyển dụng thêm nhân sự Việt Nam” - ông nói.
KHỔNG LOAN (Từ ĐH Portland State, Oregon)

Tin doanh nghiệp
Global Elite Consulting - South East Asia vừa tung ra gói tư vấn "Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn năng lực công ty" (Corporate Competency System Building) nhằm giúp các doanh nghiệp từng biết làm quen với khái niệm Quản trị dựa vào năng lực (Competency-based Management) và vận dụng để tối ưu hóa việc quản trị doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Gói dịch vụ này hoàn toàn phù hợp cho các công ty của Việt Nam đã được Global Elite Consulting nghiên cứu và ứng dụng tại khu vực Đông Nam Á. Gói dịch vụ này do các chuyên gia hàng đầu của Global Elite Consulting đã từng công tác cho A.T. Kearney, Temasek Holdings, Tradewind Asia, Heinz, Nokia, etc. đảm nhận. Đây là gói dịch vụ tư vấn chuyên biệt lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có nhu cầu có thể liên lạc: globalelitecorp@gmail.com

Xây dựng thương hiệu dựa trên câu chuyện (Story-telling brand building)


Chỉ trong vòng 5 năm gần đây, thế giới đã chứng kiến nhiều sự thay đổi và biến động trong nhiều lĩnh vực: công nghệ, kinh tế, xã hội, văn hóa,v.v. Các yếu tố này tác động mạnh mẽ đến hành vi người tiêu dùng đồng thời tác động không nhỏ đến công tác marketing và xây dựng thương hiệu. Có thể liệt kê 5 thay đổi và biến động lớn tác động mạnh mẽ nhất bao gồm: phương tiện truyền thông phân rã, người tiêu dùng ngày càng thông minh hơn, người tiêu dùng có hiểu biết sâu sắc hơn và biết cách sử dụng các công cụ để ngăn cản quảng cáo, người tiêu dùng sử dụng các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Timnhanh, v.v.) để hiểu rõ về thương hiệu và về công ty, những trang web tương tác (You Tube, Clip, v.v) cho phép người tiêu dùng sử dụng công nghệ để chủ động kết nối với thương hiệu .

Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi cao hơn, họ mong muốn được chăm sóc và quan tâm như một cá nhân hơn là một người tiêu dùng bình thường. Jim Stengel, CMO (Chief Marketing Officer) của P&G đã phát biểu “Xây dựng mối quan hệ qua các thương hiệu là tương lai của Marketing. Nó không chỉ là những mô hình truyền thông mới hay công cụ truyền thông mới. Nó là sự kết nối con người trong mối quan hệ hai chiều. Nó là sự tìm kiếm để hiểu rõ về người tiêu dùng hơn là cố gắng để kiểm soát hành động của họ. Đó là lý do tại sao chúng ta cam kết để xây dựng thương hiệu có ý nghĩa đối với người tiêu dùng hơn là chỉ nói và bán”. Do vậy, xây dựng mối quan hệ hai chiều đối với người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu từ những giá trị thực sự mà công ty sở hữu và thực thi trở nên rất quan trọng. Những phương pháp marketing và xây dựng thương hiệu đang được giảng dạy ở các trường đại học trên thế giới đã ngày càng trở nên lỗi thời. Tìm kiếm một phương pháp mới để xây dựng thương hiệu trong thế giới marketing mới đang là một thách thức với tất cả những nhà marketing và thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu dựa vào câu chuyện đang là một khuynh hướng mới được nhiều marketer trên thế giới đang áp dụng. Câu chuyện thương hiệu là sự mô tả hàng loạt các sự kiện thương hiệu có ý nghĩa. Một câu chuyện hay là một câu chuyện tạo nên mối quan hệ giữa người tiêu dùng và nhân vật. Một câu chuyện hấp dẫn và có sức tác động mạnh mẽ là một câu chuyện được xây dựng từ người thật và việc thật. Đồng thời thông qua sự kết nối giữa nhân vật trong câu chuyện với người tiêu dùng, người tiêu dùng cảm nhận được ý nghĩa của câu chuyện. Một câu chuyện hay cần phải được bắt đầu bằng việc xây dựng một nhân vật hoặc các nhân vật. Khi xây dựng thương hiệu với nhân vật và câu chuyện, cần phải trả lời cho bốn câu hỏi chính. (1) Những phẩm chất đặc trưng khắc hóa thương hiệu là gì? (2) Những đặc điểm của thế giới mà thương hiệu đang sống là gì? (3)Bản chất mối quan hệ của thương hiệu với người tiêu dùng là gì? (4) Thương hiệu khao khát điều gì? (5) Những thiếu sót, những tổn thương, những nguồn xung đột tích cực nào làm cho câu chuyện thương hiệu trở nên hấp dẫn và lôi kéo người tiêu dùng tham gia?

Khó hiểu nhất là tại sao lại phải tạo ra thiếu sót, tổn thương hoặc xung đột? Lý do là câu chuyện thương hiệu là một câu chuyện mở và tiếp tục với thời gian do vậy việc đưa ra các nguồn xung đột nội bộ tích cực giữa các nhân vật hoặc những điều tốt đẹp trong câu chuyện là yếu tố then chốt tạo nên sự hấp dẫn và thúc đẩy sự gắn kết cũng như tham gia của người tiêu dùng.

Những marketer của các tập đoàn đa quốc gia đã sớm nhận ra sức mạnh của những câu chuyện thương hiệu. Họ đã tạo dựng nên các câu chuyện với cốt truyện rất thực và gần gũi với người tiêu dùng nhưng cũng rất thú vị, hấp dẫn, truyền cảm hứng. Đặc biệt là các câu chuyện này đã tạo được kết nối đồng thời lôi kéo sự quan tâm và tham gia của người tiêu dùng. Có thể liệt kê, một số câu chuyện thương hiệu thành công của các thương hiệu lớn trên thế giới đã được truyền thông trong thời gian gần đây. Thương hiệu Adidas với câu chuyện thương hiệu “Impossible is nothing” (Không gì là không thể); thương hiệu Toyota với câu chuyện thương hiệu “Human touch” (Nhân tính); thương hiệu Apple với câu chuyện thương hiệu “Think different” (Tư duy khác biệt); thương hiệu Coke với câu chuyện thương hiệu “Coke makes you happy” (Coca cola làm bạn vui vẻ), thương hiệu Dove của Unilever với câu chuyện thương hiệu “Dove evolution” (Sự tiến hóa Dove), v.v.

Nói tóm lại, những câu chuyện thương hiệu là chìa khóa thành công trong thời đại mới với những thách thức mới. Để xây dựng câu chuyện thương hiệu ấn tượng và thuyết phục, thương hiệu cần phải chọn nhân vật và cốt truyện một cách kỹ lưỡng với những phẩm chất và giá trị khắc họa được đặc trưng khác biệt của thương hiệu nhưng thật sự có ý nghĩa đối với người tiêu dùng. Câu chuyện và nhân vật càng thật, càng gần gũi với người tiêu dùng và những nguồn xung đột tích cực được đưa ra phù hợp là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn, gắn kết và lôi cuốn. Cùng với trào lưu mới của marketer thế giới, các thương hiệu và doanh nghiệp Việt Nam đã có câu chuyện thương hiệu hấp dẫn và thuyết phục chưa?

Nguyễn Đăng Duy Nhất

NCĐT

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Để tiếp thị hiệu quả trên mạng xã hội



Một trong những công cụ tiếp thị là mạng xã hội đã được các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng, mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó, ở Việt Nam, nguồn tài nguyên này dường như đang bị bỏ quên. Theo các chuyên gia tại Hội thảo về marketing qua mạng xã hội, do trung tâm Pháp – Việt đào tạo về quản lý (CFVG) tổ chức tuần rồi, một khi được đánh giá thì hình thức tiếp thị này sẽ hứa hẹn một sự bùng nổ.


Nhiều mà …ít

Vietmac, công ty sản xuất cơm kẹp, một dạng thức ăn nhanh dành cho giới văn phòng ở Hà Nội, đã xây dựng thương hiệu qua các diễn đàn và mạng xã hội. Chỉ trong vòng 3 tháng, công ty đã thực hiệu nhiều vụ nhượng quyền thương mại cho các thành viên trên diễn đàn mạng xã hội Facebook . Đến nay, 80% khách hàng của công ty có được là qua Internet. Đây là một kênh tiếp thị hiệu quả mà gần như không tốn chi phí.

Các nghiên cứu ở Việt Nam gần đây cho thấy số người truy cấp Internet ở Việt Nam đã hơn 30 triệu người, và đang có xu hướng tăng, phần lớn họ chủ yếu lên mạng đọc tin tức, tham gia mạng xã hội. Một số doanh nghiệp cũng đã tiếp cận khách hàng là cư dân mạng. Chẳng hạn, trên trang Youtube, đoạn video của một hãng sữa đã thu hút hơn 10 triệu người xem. Ở Zing, chỉ trong vòng vài tuần lễ, đã có hơn nửa triệu người truy cập vào đoạn phim quảng cáo của một nhãn hiệu kem dưỡng da. Một nhãn hiệu băng vệ sinh đẫ được hàng sản xuất tạo blog dành riêng cho giới nữ cùng chia sẻ về sản phẩm…

Những trường hợp trên nằm trong số ít doanh nghiệp tổ chức tiếp thị qua mạng xã hội. Đối với họ, đây là một kênh để truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng một cách dễ dàng với chi phí thấp mà hiệu quả có thể đo lường được. Các mạng xã hội có có khả năng tương tác lớn, vừa là kênh thu thập thông tin, lại có thể phản hồi và tạo dựng các nhóm khách hàng trung thành của mình. Việc giới thiệu sản phẩm ở đây dễ tạo được hiệu ứng lan truyền, và là cách thức hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng, cũng như đội ngũ nhân viên của mình.

Theo nghiên cứu của công ty chuyên về khảo sát tiếp thị trực tuyến Vinalink, trước khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ, có đến 35% số người dùng Internet tại Việt Nam từng tham khảo thông tin trên các diễn đàn và 25,5% từng xem thông tin từ bạn bè, hay quảng cáo trên các mạng xã hội. Cũng theo khảo sát này, số lượng doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để tiếp thị còn rất khiêm tốn, chỉ chừng 5.000 doanh nghiệp , trong đó khoảng 2.000 công ty sử dụng Facebook, số khác dùng Youtube và các diễn đàn khác.

Trong khi đó, ở các nước phát triển, tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ trên mạng xã hội đã khá phổ biến. Theo ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Chủ tịch Hội đồng Giám đốc Marketing Việt Nam, một cuộc khảo sát 3.300 người phụ trách tiếp thị trong các doanh nghiệp quốc tế vào tháng 4 -2011 cho thấy hơn 90% đánh giá cao giá trị của công cụ này đối với việc quảng bá sản phẩm ra công chúng. Một nghiên cứu khác của Tiến sĩ Marc Divine, trường Đại học IEA – Paris Sorbone, Pháp, trên 199 doanh nghiệp lớn trên thế giới cho kết quả : 54% sử dụng mạng xã hội tiếp thị theo hình thức B2b ( Business to Business), 28% B2C (Business to Customer) và 18% B2B2C ( Business to Business to Customer).

Theo các chuyên gia, lĩnh vực tiếp thị thông qua mạng xã hội vẫn còn sơ khai. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trên 35 tuổi ít sử dụng công nghệ hay mạng xã hội. Với họ, thông tin trên mạng xã hội hay diễn đàn không trung thực. Vị thế họ không chú trọng chiến dịch truyền thông để quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu bằng công cụ này. Các chuyên gia dự báo tiềm năng phát triển của lĩnh vực này còn rất lớn. Trong thời gian tới có thể chứng kiến sự bùng nổ về tiếp thị trên mạng xã hội, bao gồm cả mạng xã hội, diễn đàn và blog.

Để tiếp thị hiệu quả

Ở Việt Nam, ba loại mạng xã hội chính vẫn là các trang mạng xã hội,diễn đàn và blog, cả chuyên sâu lẫn đại trà. Những mạng xã hội như Zing,Youtube,Facebook thu hút khá nhiều người truy cập và tham gia. Ở các diễn đàn thì thường theo các chủ để như công nghệ, ô tô… trong khi các blog có số lượng truy cập phụ thuộc vào tên tuổi người viết. Phần lớn các trang này thường được sử dụng để tiếp thị theo hình thức B2C, hàn hữu mới có hình thức B2B.

Các chuyên gia cho rằng mạng xã hội giống như dòng nước, ở bầu thì tròn ở ống thì dài. Dòng nước mềm mại có thể len lỏi mọi ngõ ngách, có thể điều khiển được dễ dàng trong một chiếc bình nhỏ, nhưng khi đổ ra sông, chảy ra biển, thì rất dễ bị hòa lẫn, không thể kiểm soát. Cũng vậy, khi mạng xã hội kết hợp với các công cụ khác trong tiếp thị số thì có thể đẩy mọi thứ lên mức không thể kiểm soát, từ truyền thông đến doanh nghiệp, từ chính trị đến xã hội, và khi đó rất dễ có hiệu ứng ngược. Rủi ro nằm ở chỗ tình trạng bảo mất của mạng xã hội ở Việt Nam còn yếu, nên khi xảy ra sự cố, với tốc độ lan truyền nhanh, thì hiệu có thể trở thành hậu quả.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo các doanh nghiệp cần nghiên cứu để hành động hiệu quả, theo đúng đối tượng, đúng mục tiêu, đúng công cụ, đúng thời điểm. Nghĩa là, để có thể tiếp thị hiệu quả trên mạng xã hội hay các diễn đàn, ba vấn đề cần lưu ý là phải hoạch thực hiện trong tương lai, phải biết mình biết người, biết sử dụng công cụ và biết cách tiếp cận. Doanh nghiệp không nên tiếp thị một cách chung chung, thấy mạng hay diễn đàn nào đông thành viên thì tham gia, mà cần có một tư duy và chiến lược rõ ràng.

Phi Tuấn – TBKTSG số 26, T6-2011

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Quản trị với tư duy Marketing đột phá


Sự thành công của thương hiệu MobilMart nhờ vào phương pháp marketing tư duy đột phá.

Ứng dụng tư duy marketing đột phá vào quản trị thương hiệu và doanh nghiệp là một trong những giải pháp lựa chọn hàng đầu của các nhà quản trị.

Mc. Cathy đưa ra mô hình 4P vào thập niên 50 bắt đầu tạo tiền đề cho các nhà quản trị theo định hướng marketing. Vào thập niên 1960, Philip Kotler đã nghiên cứu, viết sách và giảng dạy về lý thuyết marketing. Mô hình quản trị marketing truyền thống của Philip Kotler đã áp dụng hiệu quả qua nhiều thập niên. Ngày nay với sự thay đổi vượt bậc của công nghệ và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, yếu tố Innovation (cải tiến, đổi mới) là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của các thương hiệu. Tuy vậy, tỷ lệ thất bại của các sản phẩm mới qua quá trình cải tiến vẫn là rất cao. Chỉ với tư duy marketing truyền thống, các thương hiệu và nhà quản trị sẽ gặp phải những khó khăn và thách thức trong quá trình cải tiến sản phẩm của mình để tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong thị trường, vậy thì tư duy marketing nào sẽ thay thế để doanh nghiệp có thể quản trị các thương hiệu của mình đạt hiệu quả và hiệu suất cao nhất đồng thời duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững trong thời đại mới?

Mô hình tư duy Marketing truyền thống
Tư duy marketing truyền thống tập trung vào việc bán sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu có sẵn của khách hàng hơn là tạo ra nhu cầu khác cho khách hàng. Marketing truyền thống thường rất quan tâm đến thị trường hiện có hơn là tạo ra thị trường và vận hành thị trường. Do vậy, tư duy marketing truyền thống cho rằng thị trường luôn tạo ra lực đẩy để phân loại chủng loại sản phẩm và phân khúc thị trường. Từ đó phân khúc thị trường là một trong những chiến lược mạnh nhất trong marketing. Khi doanh nghiệp tham gia vào chủng loại sản phẩm mới doanh nghiệp cố gắng nỗ lực làm khác biệt với những sản phẩm hiện có để có thể chiếm lĩnh thị trường. Do vậy, doanh nghiệp tự hạn chế yếu tố cải tiến và khả năng tạo lập một thị trường mới và đầy tiềm năng cho riêng mình. Những cải tiến truyền thống thường quan tâm đến việc thay đổi các đặc điểm của sản phẩm ví dụ như các thuộc tính (Ví dụ sản phẩm tiêu dùng: ít béo/ít đường/ít muối…), thay đổi về kích thước sản phẩm, bao bì, thiết kế... Ít có cải tiến nào thật sự tạo ra một chủng loại hoàn toàn mới hoặc một thị trường hoàn toàn mới.

Mô hình tư duy Marketing đột phá

Thay vì phải giành giật trong thị trường cũ và cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp có thể chuyển đổi sản phẩm/dịch vụ theo hướng thỏa mãn những nhu cầu mới mẻ và khác biệt của khách hàng để tạo ra một thị trường mới. Chẳng hạn như việc tạo ra các thỏi chocolate ngũ cốc là sự kết hợp giữa yếu tố ngũ cốc, một loại thức ăn sáng lành mạnh, với thỏi chocolate, một loại thức ăn cung cấp dinh dưỡng. Hoặc việc tạo ra sản phẩm búp bê người lớn là sự kết hợp giữa ý tưởng búp bê, một sản phẩm dành cho trẻ em với hình tượng của Barbie và Ken, là người trưởng thành. Như vậy, tư duy marketing đột phá không hoàn toàn đối nghịch và nó bổ sung vào marketing truyền thống. Marketing truyền thống dựa trên sự phân tích sâu sắc và thấu hiểu các khái niệm sản phẩm, từ đó tạo ra các ý tưởng mới. Marketing đột phá phá vỡ qui trình tư duy từng bước (step-by-step) của marketing truyền thống mà tận dụng sự kết nối các ý tưởng thay thế. Do đó, nó có thể là một bước nhảy vọt và thay đổi hoàn toàn về sản phẩm, chủng loại và thị trường.

Một số khái niệm kinh doanh mới đã ra đời và thành công trong thời gian gần đây trên thế giới nhờ phương pháp tư duy marketing đột phá.

1. Liệu có khả năng tạo ra khái niệm về thức ăn nhẹ làm bằng các thanh ngũ cốc chế biến cho bữa ăn sáng thay cho ngũ cốc và sữa? Thương hiệu Hero Muesli, Nutri-Grain.

2. Quá trình sáng tạo nào dẫn đến việc đặt các cửa hàng, siêu thị tại trạm bán xăng? Thương hiệu Mobil Marts, Cumberland Farms.

3. Quá trình tư duy nào đã dẫn đến việc sáng tạo ra bánh pizza lạnh thay thế cho dịch vụ giao bánh tận nhà? Thương hiệu Pizza Casa Tarradellas, Celeste.

4. Quá trình tư duy nào đã dẫn đến việc đặt một món đồ chơi vào bên trong một thanh kẹo chocolate? Thương hiệu Kinder Surprise, Ferrero.

5. Hệ thống tư duy nào đã tạo ý tưởng về sữa chua dành cho đối tượng phụ nữ năng động có thể cho vào túi xách mang theo để ăn vào buổi sáng? Thương hiệu Danio, Dannon.

Qua các ví dụ trên ta thấy rõ ràng marketing truyền thống thường là một lĩnh vực chuyên môn của những chuyên gia marketing trong khi marketing đột phá có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng từ nhà kinh doanh, kỹ sư cho đến những người không chuyên về marketing.

Qui trình đột phá dựa trên những kỹ thuật sáng tạo:
- Tập trung vào một khía cạnh riêng biệt.
- Tạo sự thay thế đột phá/ sự không kết nối đột phá.
- Tạo ra sự kết nối.

Ví dụ, xem xét về khía cạnh sự sống của hoa. Hoa chết. Một sự thay thế đột phá là hoa sẽ không bao giờ chết. Ý tưởng này ban đầu không có ý nghĩa và có người xem nó là ý tưởng điên rồ nhưng ý tưởng này sẽ kích thích não bạn tư duy khác biệt. Các ý tưởng này có thể kết nối lại tạo nên một ý tưởng thay thế. Ví dụ như hoa không bao giờ chết có thể là hoa nhân tạo. Hoa nhân tạo có thể được sản xuất từ các nguyên vật liệu khác nhau như giấy hoặc plastic. Sự cải tiến này là kết quả của sự kết nối giữa hai ý tưởng mà ban đầu dường như không hề liên quan và kết nối với nhau.

Để ứng dụng kỹ thuật marketing đột phá, đầu tiên chúng ta cần phải tập trung một khía cạnh riêng biệt có thể là sản phẩm hoặc hỗn hợp tiếp thị.

Bước kế tiếp chúng ta sẽ tạo ra sự không kết nối giữa sản phẩm hiện tại và ý tưởng. Sự không kết nối này có thể tạo ra bằng các phương pháp sau:
- Thay thế.
- Đảo ngược.
- Kết hợp.
- Mở rộng mức độ.
- Loại bỏ.
- Sắp xếp lại.

Sau khi đã có những sự không kết nối, hãy cố gắng kết nối và hiện thực hóa để tạo ra sản phẩm thực sự. Ví dụ như Red Bull đã tạo ra nước uống tăng lực bằng cách thay đổi nhu cầu giải khát và tạo ra giải pháp để thỏa mãn nhu cầu khác của khách hàng chứ không phải chỉ là giải khát. Hoặc rạp xiếc The cirque du soleil đã tạo ra rạp xiếc dành cho người lớn bằng cách tạo ra một thị trường mới cho xiếc, vốn chỉ tập trung vào đối tượng là trẻ em.


Thực thi Marketing đột phá
Marketing đột phá không phải là “sự động não” bởi vì nó cung cấp một khuôn mẫu cho việc tạo ra sự không kết nối hoặc sự thay thế, sau đó chuyển đổi nó thành thực tế sản phẩm từ đó tạo ra một thị trường mới. Do vậy, bạn không nên vứt bỏ những ý tưởng của mình, thay vào đó bạn hãy lưu lại để xem xét. Từ những sự không kết nối và những ý tưởng tưởng chừng như điên rồ, một ngày nào đó bạn sẽ có thể thay đổi tương lai bằng các hiện thực hóa những sản phẩm hoàn toàn mới mẻ.

Quá trình marketing đột phá có thể được tóm tắt ngắn gọn theo 4 bước:

1. Lựa chọn sản phẩm của bạn hoặc đối thủ cạnh tranh.

2. Lựa chọn một khía cạnh nào đó của sản phẩm hoặc hỗn hợp tiếp thị.

3. Tạo ra sự không kết nối đột phá bằng cách thay thế, kết hợp, đảo ngược, loại bỏ, mở rộng mức độ hoặc sắp xếp lại.

4. Tìm cách để gắn kết sự không kết nối để hiện thực hóa ý tưởng.

Không phải chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, ngày nay các nhà quản trị và tiếp thị luôn phải đối mặt với những thách thức khó khăn: làm sao để cải tiến sản phẩm và dịch vụ trong một thị trường phân khúc phân mảnh và cạnh tranh khốc liệt. Trong khi các nhà tiếp thị tạo ra những sản phẩm giống nhau hoặc gần giống nhau dẫn đến thị trường bị bão hòa và người tiêu dùng ngày càng trở nên miễn dịch với quảng cáo dẫn đến tiếp thị truyền thống mất dần tác dụng. Do vậy ứng dụng tư duy marketing đột phá vào quản trị thương hiệu và doanh nghiệp là một trong những giải pháp lựa chọn hàng đầu của các nhà quản trị và tiếp thị để nhanh chóng sáng tạo ra các ý tưởng sản phẩm và thị trường mới mẻ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
DN&PL
MBA NGUYỄN ĐĂNG DUY NHẤT

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

Tìm nguồn vốn qua IR



Tọa đàm “Quan hệ nhà đầu tư - Giải pháp marketing nguồn vốn” do Viện Marketing và Quản trị Việt Nam phối hợp với Báo Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức cuối tuần qua đề cập vấn đề thị trường nguồn vốn ngày càng căng thẳng khiến doanh nghiệp (DN) nghĩ đến giải pháp kêu gọi nhà đầu tư (NĐT). Nhưng để thu hút nguồn vốn này, DN phải xây dựng được mối quan hệ với NĐT một cách chuyên nghiệp, bài bản, và đây là điều các DN Việt Nam chưa quan tâm.
Tại sao phải quan tâm đến IR?
Khi thị trường vốn ngày càng căng thẳng, hạn chế tăng trưởng tín dụng xảy ra cùng lúc với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán khiến nhiều DN nghĩ đến huy động vốn từ NĐT. Và như vậy, quan hệ nhà đầu tư (IR) cần được quan tâm đúng mức.
IR là công tác quản trị chiến lược, một tổng hợp của tài chính, truyền thông, tiếp thị trong khuôn khổ pháp lý giúp thông tin hai chiều giữa công ty với cộng đồng và các tổ chức tài chính nhằm tối ưu giá trị DN/cổ phiếu.
Quản trị IR tốt không những giúp DN tiếp cận nguồn vốn dễ dàng và giảm chi phí vốn trong tương lai, giá trị của công ty được đánh giá đúng, mà còn góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam lên tầm cao mới.
Nhưng công tác IR phải cung cấp cho cổ đông một bức tranh chính xác, trung thực và rõ ràng về kết quả hoạt động của công ty trong quá khứ cũng như triển vọng trong tương lai. Sứ mệnh của các nhân viên chuyên trách công tác quan hệ NĐT (IRO) là phải làm cho cổ đông hiểu và đầu tư vào giá trị thực của công ty.
IRO phải hiểu rõ các yếu tố tác động đến quyết định của NĐT. Các NĐT trông đợi IRO công bố thông tin tốt hơn, minh bạch hơn và truyền thông hiệu quả hơn. Một chương trình IR thông thường hướng đến các đối tượng sau: NĐT tổ chức, NĐT cá nhân, kênh truyền thông tài chính và chuyên viên phân tích.
Thiếu và yếuDưới góc nhìn của marketing thì sản phẩm của IR là công ty. Vì thế, gói sản phẩm được đóng chính là báo cáo năm, hồ sơ sở chứng khoán, hồ sơ khách hàng, đối tác, các bảng biểu, năng lực, các hồ sơ tài chính...
Việc phân phối, quảng cáo là những cuộc gặp gỡ các nhà phân tích, hội nghị cổ đông, PR/quảng cáo, phỏng vấn, sự kiện... và khách hàng chính là các NĐT tổ chức, NĐT cá nhân và nhà môi giới. Mục tiêu của IR là nhằm đạt được và duy trì mức giá hợp lý của cổ phiếu bằng những chiến lược truyền thông và thông tin hiệu quả.
IR rất quan trọng nhưng trên thực tế, hiện nay, mối quan hệ giữa DN với NĐT còn khá lỏng lẻo và thường thấy dưới cái tên phòng/ban quản lý cổ đông dừng lại ở mức độ “quản lý”, bao gồm quản lý thông tin và thực hiện các quyền của cổ đông, chưa thấy được mối quan hệ, tương tác hai chiều.
Phần lớn DN vẫn chưa có bộ phận IR riêng, vì thế, khi có bất cứ sự cố nào, người đứng đầu DN thường lãnh trách nhiệm giải quyết. Ông Nguyễn Trung Thẳng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masso Group, cho rằng, công tác IR tại Việt Nam chưa được đầu tư chuyên sâu.
Đa số DN chưa có ngân sách riêng cho hoạt động này, chưa có đội ngũ IRO. Hơn nữa, kiến thức quản trị IR của DN còn rất manh mún và thiếu các đối tác tư vấn, cung cấp các dịch vụ IR.
Kết quả cuộc khảo sát cuối năm 2010 của Tập đoàn Masso Group cho thấy, gần 90% công ty được hỏi cho biết có thực hiện các hoạt động IR nhưng dưới hình thức kiêm nhiệm hoặc thông qua ban quản lý cổ đông.
Rất ít DN có IRO đúng nghĩa (dưới 30% công ty tham gia khảo sát trả lời) và điều đáng nói là ngân sách dành cho hoạt động này hằng năm không đáng kể.
Gần một nửa số công ty được hỏi cho biết, mỗi năm họ chỉ dành khoảng 5.000 - 30.000USD cho hoạt động IR. Và có đến 12% số công ty tham gia khảo sát xác định không có kinh phí cho hoạt động này.
Cần đẩy mạnh IR
Thực hiện công tác IR đòi hỏi rất nhiều kỹ năng về chuyên môn như tài chính - kế toán, truyền thông, thị trường chứng khoán, pháp luật về chứng khoán và cả những “kỹ năng mềm” như khả năng phân tích, truyền đạt và diễn thuyết.
Bên cạnh đó, IRO phải am hiểu công ty, nắm được những ưu, nhược điểm của công ty cũng như của các DN cạnh tranh trong cùng ngành.
Không chỉ thế, họ còn phải biết cách truyền thông, chủ động tiếp cận NĐT và giới đầu tư. Họ phải biết nhắm đến NĐT mục tiêu, đo lường phản hồi cũng như báo cáo kết quả.
Các IRO phải làm thế nào để ban giám đốc hiểu về IR và chia sẻ công việc với mình. Ngoài ra, họ phải có khả năng giao tiếp chuyên nghiệp, chính xác; biết lắng nghe và điều phối thông tin bên trong cũng như bên ngoài; nắm bắt thông tin và tổng hợp theo từng “nhịp thở” của công ty đồng thời với việc tư duy chiến lược và quản trị cấp cao.
Một yếu tố không kém phần quan trọng là họ phải kiên nhẫn, nhất quán và đam mê công việc.
IR không chỉ gói gọn trong công bố thông tin theo quy định, mà là cả một chiến lược quản lý và trao đổi thông tin giữa DN và cộng đồng đầu tư; marketing, tiếp thị hình ảnh của DN đến cộng đồng đầu tư.
Do vậy, các IRO cần phải lên kế hoạch thực hiện, có tính toán đến từng đối tượng, thời gian triển khai, cách thức tiếp cận phù hợp với từng đối tượng trong cộng đồng đầu tư.
Trên thế giới, những năm 1970-1980, IR là nhiệm vụ của PR và truyền thông, nhưng ngày nay đó là vai trò của truyền thông và tài chính.
Kết quả cuộc khảo sát cuối năm 2010 của Tập đoàn Masso Group cho thấy, gần 90% công ty được hỏi cho biết có thực hiện các hoạtđoộng IR nhưng dưới hình thức kiêm nhiệm hoặc thông qua ban quản lý cổ đông. Rất ít DN có IROđúng nghĩa (dưới 30% công ty tham gia khảo sát trả lời) và điều đáng nói là ngân sách dành cho hoạt động này hàng năm không đáng kể. Gần một nửa số công ty được hỏi cho biết, mỗi năm họ chỉ dành khoảng 5.000 -30.000 USD cho hoạt động IR.
Ông Bùi Quang Nam, Giám đốc Tài chính Công ty Cà phê Trung Nguyên cho rằng, hiện nay thị trường chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng nên hoạt động IR cần được đẩy mạnh hơn nữa.
“Làm IR không chỉ để bán cho nhà đầu tư mà cho cả người tiêu dùng. Các DN muốn tìm NĐT, muốn tìm nguồn vốn cần phải làm IR”, ông Nam nói.
Theo ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Giám đốc Điều hành Global Elite, các chuyên viên IR ở Việt Nam đa phần là các nhân viên bộ phận truyền thông kiêm nhiệm hoặc chuyên viên marketing chuyển qua.
Vì thế, những người làm PR và marketing chỉ cần hiểu về tài chính là có thể kiêm nhiệm công việc này. Các doanh nhân tham gia tọa đàm thống nhất, trong thời điểm khó khăn về nguồn vốn như hiện nay, vai trò của các IRO là phải làm minh bạch thông tin.
“Thiếu vốn, các NĐT mất niềm tin, mà nếu không minh bạch thì càng làm họ mất niềm tin hơn. Và trong giai đoạn này, ngoài quan hệ với NĐT trong nước, các IRO phải biết quan hệ với NĐT nước ngoài để tìm nguồn vốn”, ông Nam khuyên.
Theo doanhnhansaigon

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Social Media Conference - CFVG & CMO Council Vietnam




Conference materials ON LINE - Social Media Marketing Conference - Hanoi June 10, HCMC June 14
How Do Marketing Managers Use Social Media?
Time & Venue:
In Hanoi, Friday, June 10, from 10:00 am to 12:00 pm
Conference Room, 1st Floor, Army Guest House, 33C Pham Ngu Lao, Ha Noi

In Ho Chi Minh City, June 14, from 08:30 am to 10:30 am
Palace Hotel, 56-66 Nguyen Hue Street, D.1, Ho Chi Minh City


What is the use of social media within companies, in B2B and B2C areas? How can you build your strategy by using interactive media? Why does Social Media mark a shift within the Marketing strategy today? These are some questions that will be addressed at the conference.

Marc Diviné, Associate Professor at IAE-Paris Sorbonne University in charge of B2B Marketing and Innovation Management. He is a former Product Manager at Alcatel and Marketing Director at Satas and Neopost. He will provide a practical approach based on a survey of 200 international companies including IBM, L’Oreal, Unilever and 53% of them operating in B2B.

His conference offers also the satisfaction key levels and results of using social media and Web 2.0 by Marketing managers and their intentions for the future to boost the companies’ development in terms of services, products and image.

Joining him in Hanoi will be Mr. Tuan Ha and Ms. Le Thuy Hanh.

Mr. Tuan Ha - CEO Vinalink media, Vietnam SEO (Search Engine Optimization) club (Vietseo.vn) President, Vietnam Media and Communication Club (VMCC) founder. With 12 years of experience in Search Engine Optimization and Internet marketing and being a speaker at many SEO/Social Media Conferences in Vietnam and Thailand, he will share some social media marketing solutions, in the current absence of stand-out social media tools in Vietnam.

Ms. Le Thuy Hanh, CEO Digimarketing JSC. As an experienced expert in social media, Ms. Hanh is passionate about helping social media to become a more main-stream tool in marketing in Vietnam. She will contribute her perspective and the results of her own studies on this subject.

In Ho Chi Minh City, Mr Divine’s fellow speakers are Mr. Nguyen Dang Duy Nhat and Mr. Nguyen Ngoc Hieu.

Mr. Nguyen Dang Duy Nhat, President of CMO Council Worldwide in Vietnam, Managing Director - Global Elite Consulting, held key managerial positions in leading multinational companies, e.g. Prudential, Friesland Foods - Dutch Lady, URC, Tradewind Asia and Heinz. His presentation will focus on:
• Where Marketers are targeting their social media efforts
• The top benefits of social media marketing
• Marketers’ future social media plans

The roundtable – Social Media within companies in Vietnam and Europe - will be animated by Mr. Nguyen Ngoc Hieu, Digital Media Director of Ringier. He has formerly worked for Sony, Y&R, Dizatec and gathered an 11-year experience in online marketing in Vietnam. He will also share his ideas on “Social Media - Challenges and Chances for Vietnamese companies”.

Download conference materials

http://www.cfvg.org/Conference-materials-ON-LINE

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Sản phẩm tiêu dùng xanh: Quyền của mọi người


Sản phẩm tiêu dùng xanh: Quyền của mọi người
18/05/2011 06:33

(HNm) - Quyền lợi của người tiêu dùng (NTD) bị xâm phạm khi phải trả tiền mua những sản phẩm không đạt chất lượng và hủy hoại môi trường sống của chính mình. Vì vậy, NTD cần sử dụng quyền của mình: sử dụng sản phẩm xanh, tẩy chay "sản phẩm đen" để bảo vệ chính mình và môi trường xã hội.



Khách hàng sử dụng túi bảo vệ môi trường của BigC.


Sử dụng sản phẩm "xanh"
Năm 2010, khi Công ty CPHH Vedan Việt Nam bị phát hiện xả thải làm ô nhiễm sông Thị Vải trong hơn 10 năm, NTD đã đồng loạt tẩy chay sản phẩm rất quen thuộc này. Các nhà phân phối lớn như Co.opMart, BigC… cũng dỡ bỏ sản phẩm của Vedan khỏi các kệ hàng trong siêu thị. Động thái quyết liệt của chính quyền, người dân và các nhà phân phối đã buộc Vedan phải đầu tư các hệ thống xử lý chất thải, thay đổi dây chuyển sản xuất. Khi công ty này nghiêm túc thực hiện và có giấy chứng nhận đạt chất lượng thì các siêu thị mới đưa sản phẩm của Vedan quay lại và NTD mới sử dụng lại.

Tuy nhiên, cũng như nhiều sự việc trước đó, NTD chỉ biết quyền lợi của mình bị xâm phạm khi cảnh sát môi trường vào cuộc và bắt quả tang các công ty gây ô nhiễm, sự việc được giới truyền thông công bố rộng rãi. Thường là, nhiều người vẫn chưa biết về quyền tiêu dùng của mình bởi không có thông tin. Để khuyến khích NTD có thói quen sử dụng sản phẩm "xanh", tẩy chay các sản phẩm "đen", trong tháng 6 này, UBND TP Hồ Chí Minh và Sở Công thương đã chấp thuận cho SaigonCo.op tiếp tục tổ chức Chiến dịch "Tiêu dùng xanh" lần thứ hai. Tại lễ phát động, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, việc tổ chức chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh vừa là bảo vệ NTD, vừa buộc các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường vừa thay đổi thói quen có hại. Đây cũng là việc làm thiết thực và cấp bách để bảo vệ môi trường, vì TP Hồ Chí Minh là một trong 10 đô thị bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Năm nay, Chiến dịch "Tiêu dùng xanh" sẽ được tổ chức trong 28 ngày, từ ngày 6-6 đến ngày 3-7 tại hệ thống Co.opMart trên toàn quốc. Trong các ngày này, hệ thống Co.opMart sẽ tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, quà tặng để thu hút NTD đến siêu thị và tìm hiểu về tiêu dùng xanh. Cùng với đó, 3.000 sinh viên, đoàn viên, thanh niên ở các trường đại học và các tỉnh sẽ tiến hành phát cẩm nang và đi đến tận nhà để vận động người dân tiêu dùng "xanh". Các trường đại học cũng tổ chức cuộc thi về ý tưởng khuyến khích tiêu dùng xanh với giá trị giải thưởng là 10 triệu đồng…

Thực hiện quyền giám sát
Trên thực tế, NTD luôn có ý thức sử dụng những sản phẩm xanh, bảo vệ môi trường. Tháng 9-2010, trong Chiến dịch "Tiêu dùng xanh" lần thứ nhất, sức tiêu thụ các sản phẩm được gắn nhãn "xanh" trong hệ thống siêu thị Co.opMart đã tăng 30-40%. Theo đại diện Co.opMart, trong tháng "Tiêu dùng xanh" năm nay hệ thống siêu thị sẽ vận động và giữ mức tăng trưởng doanh thu hơn 40% cho các doanh nghiệp có sản phẩm "xanh".

Theo Ban tổ chức, các sản phẩm đưa vào chương trình là của các doanh nghiệp được UBND TP Hồ Chí Minh chứng nhận là Doanh nghiệp xanh; sản phẩm của các doanh nghiệp được Bộ TNMT phối hợp với Hội Liên hiệp Khoa học kỹ thuật Việt Nam chứng nhận Thương hiệu xanh. Bên cạnh đó, cơ hội cũng mở ra với các doanh nghiệp chưa có được chứng chỉ "xanh" cùng tham gia bằng cách cho họ cam kết thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp này được sở TNMT các tỉnh, thành chứng nhận hoặc giới thiệu đã và đang thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường hoặc ký vào bảng cam kết thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo mẫu của Ban tổ chức đưa ra.

Cũng theo Ban tổ chức, việc cho các doanh nghiệp chưa đạt chứng chỉ "xanh" cùng tham gia bằng cách tự cam kết là bởi doanh nghiệp đạt chứng chỉ “xanh” với các tiêu chuẩn ngặt nghèo chưa nhiều. Bên cạnh đó, việc cho các doanh nghiệp khác tham gia nhằm khuyến khích và tạo động cơ cho các doanh nghiệp từng bước thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường. Ban tổ chức của chương trình "Tiêu dùng xanh" sẽ giám sát các doanh nghiệp này bằng cách sẽ chuyển các cam kết về quận, huyện để kiểm tra, nếu không đạt sẽ loại bỏ. Bên cạnh đó, danh sách các doanh nghiệp này cũng được công bố để NTD cùng thực hiện quyền giám sát. Nếu phát hiện doanh nghiệp nào chưa đạt tiêu chí "xanh" trong chương trình, NTD cần thông báo cho Ban tổ chức biết để bảo vệ quyền lợi của mình, buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động sản xuất để bảo vệ cộng đồng.

Hội thảo “Tiêu dùng xanh và xu hướng kinh doanh bền vững”


18h thứ 5 ngày 20/01/2011, tại Hội trường tầng 3, Tòa nhà VJCC, Đại học Ngoại thương Hà Nội (91 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội) sẽ diễn ra hội thảo “Tiêu dùng xanh và xu hướng kinh doanh bền vững” do Viện Môi trường và Phát triển bền vững, nhansinhthai.com, Tổ chức GGIO Việt Nam, CLB IBC ĐH Ngoại thương và modwalk.com phối hợp tổ chức.

Hội thảo là một phần trong các hoạt động của đề án “Thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường trong giới trẻ” – đề án đạt giải thưởng chương trình Ngày Sáng tạo Việt Nam 2010 với chủ đề “Biến đổi khí hậu” do Bộ Tài nguyên Môi trường, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức. Buổi tọa đàm sẽ có sự tham gia của các diễn giả đến từ Tổng cục Môi trường, Mạng lưới Mua hàng xanh Việt Nam, đại diện công ty Panasonic Việt Nam, các vị khác mời đại diện các doanh nghiệp, các cơ quan báo chí, các CLB Sinh viên và các bạn sinh viên đến từ các trường đại học.
“Tiêu dùng xanh” là một khái niệm còn khá mới tại Việt Nam trong khi trên thế giới, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua những sản phẩm thân thiện với môi trường. Sự phát triển kinh tế kéo theo sự suy giảm các nguồn tài nguyên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Một giải pháp hữu hiệu nhất và dễ dàng áp dụng đó là thực hiện tiêu dùng xanh, mua hàng xanh. Tại hội thảo, các diễn giả sẽ chia sẻ với chúng ta những kiến thức cơ bản về tiêu dùng xanh, tầm quan trọng của tiêu dùng xanh, bài học của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Để tiêu dùng xanh trở thành xu hướng tại Việt Nam, chúng ta rất cần những hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nước và quyết tâm đổi mới của các doanh nghiệp. Người tiêu dùng cũng phải sẵn sàng tìm mua những sản phẩm xanh này.
Cũng trong hội thảo, những clip về Tiêu dùng xanh do các bạn sinh viên tổ chức GGIO và lớp Quảng cáo K28 Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện, cùng với sự hỗ trợ của Modwalk.com sẽ được trình chiếu. Ngoài ra, các khách mời sẽ được thưởng thức các món ăn chay, tìm hiểu về tác dụng của ăn chay với sức khỏe và môi trường, và lắng nghe những bài hát rất đặc sắc của CLB Guitar ĐH Ngoại thương. Tất cả điều này đã khẳng định vai trò của giới trẻ vì một cuộc sống xanh hơn, thân thiện môi trường hơn.