Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Tư duy lại nghệ thuật bán hàng



Khi đến cửa hàng, thông thường khách hàng vẫn chưa có quyết định chắc chắn về món hàng họ cần mưa, ngay cả nếu họ đã tìm hiểu kỹ về món hàng trước đó. Đối với những công ty bán lẻ, đây chính là cơ hội tăng doanh số bán hàng truyền thống (off-line) trong bối cảnh các kênh tiêu thụ ngày càng đa dạng.

LTS: Với mong muốn chuyển tải đến bạn đọc những tư tưởng, nghiên cứu về kinh doanh từ các học giả hàng đầu trên thế giới về quản trị kinh doanh, cũng như những kinh nghiệm thực tế đúc rút từ lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn, Diễn đàn kinh tế Việt Nam đã mở rộng chuyên mục Harvard's thành chuyên mục Đại học Tinh hoa, tổng hợp những nội dung thiết thực và phù hợp từ những trường kinh doanh lớn: trường kinh doanh Harvard, Stanford, Wharton, Kellogg, trường kinh doanh London, IESE, INSEAD v.v, cũng như từ những viện nghiên cứu chiến lược như BCG, McKinsey.

Bạn đọc chắc hẳn sẽ có lúc thấy những nội dung ở chuyên mục này có phần hơi khác biệt với thực tế ở Việt Nam. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh đa dạng và luôn biến đổi, những tri thức, kinh nghiệm được đúc rút để học tập và ứng dụng một cách sáng tạo, phù hợp, chứ không cứng nhắc.

Vì vậy, chúng tôi hy vọng những tri thức giới thiệu trong chuyên mục sẽ góp phần mang lại cho bạn đọc những góc nhìn khác nhau về quản lý, kinh doanh, lãnh đạo, và ứng dụng một cách hiệu quả, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình.

Xin giới thiệu một bài viết từ Viện nghiên cứu chiến lược McKinsey.

Với sự xuất hiện của công nghệ mới, những kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả, những cửa hàng bán hàng trực tuyến nơi khách hàng thoải mái lựa chọn và so sánh những sản phẩm mình quan tâm, kênh bán hàng truyền thống ngày càng gặp nhiều khó khăn. Nhiều công ty bán lẻ đã giải quyết vấn đề này bằng cách giảm nhân sự tại những cửa hàng bán hàng truyền thống, hay cắt bỏ chính sách thưởng nhân viên theo doanh số. Cách tiếp cận này giúp giảm thiểu chi phí, tuy nhiên, nó cũng làm mất đi sự khuyến khích, động cơ bán hàng cho những nhân viên còn lại tại những cửa hàng truyền thống.

Rất nhiều công ty bán lẻ quan niệm quá trình mua hàng một cách đơn giản: khách hàng hiểu rõ sản phẩm họ cần mua và họ đến cửa hàng để mua món hàng đó. Mặc dù vậy, theo một nghiên cứu gần đây tại McKinsey, chúng tôi nhận thấy rằng có đến 40% khách hàng sẵn sàng nghe tư vấn và bị thuyết phục tại cửa hàng, ngay cả khi họ đã tìm hiểu rất rõ về sản phẩm trước đó thông qua những kênh thông tin khác nhau. Để tăng doanh thu, những cửa hàng bán lẻ cần có chính sách phát triển đội ngũ bán hàng. Họ cần phát triển một đội ngũ bán hàng vừa phải, không quá nhiều, nhưng phải am hiểu về mặt hàng đang bán, được rèn luyện tốt về bán hàng và tư vấn với khách hàng một cách hợp lý. Đồng thời, những nhân viên này cần có sự tưởng thưởng xứng đáng như một động lực bán hàng.

Phát triển đội ngũ bán hàng như thế nào

Nhiều lãnh đạo những công ty bán lẻ cho rằng họ không thể gánh nổi chi phí đào tạo một đội ngũ bán hàng hiểu biết sâu về mặt hàng kinh doanh. Điều đó có thể hiểu được, và cũng không nhất thiết phải duy trì đội ngũ bán hàng truyền thống, am hiểu về mặt hàng, theo cách trước đây.

Lấy ví dụ một cửa hàng bán đồ điện tử trực tuyến, người mua thường tìm hiểu thông tin về giá cả, so sánh chất lượng sản phẩm cũng như đọc qua lời nhận xét, thảo luận về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Với giá bán trung bình 200$ mỗi sản phẩm và lợi nhuận biên 10%, nghĩa là 10$ trên mỗi sản phẩm, bạn chỉ cần tiêu thụ được thêm mỗi giờ một sản phẩm là đã hoàn toàn có đủ chi phí thuê một người bán hàng tốt. Nếu tính cả lợi nhuận tăng thêm khi bán được thêm các mặt hàng phụ trợ khác, bạn chỉ cần bán được thêm một sản phẩm mỗi hai giờ là đủ tiền thuê thêm người bán hàng.

Như vậy, chúng tôi cho rằng, vấn đề là bạn phải chọn được người bán hàng đúng, có khả năng tạo ra các giá trị mới cho những khách hàng đến cửa hàng truyền thống.


Quan tâm đến khách hàng giúp bạn tạo ra những giá trị mới cho kênh bán hàng truyền thống

Có thể liệt kê ra bốn bước cơ bản trong bán hàng: đón chào khách hàng, hỏi về nhu cầu của khách, giới thiệu mặt hàng, và tạm biệt khách hàng. Tuy nhiên rất nhiều nhân viên bán hàng không nắm được những bước đi cơ bản này. Vì vậy, bạn cần lựa chọn đúng người và đào tạo họ một cách hợp lý.

Những người bán hàng tốt thường có chung một số đặc điểm: họ mong muốn được giúp đỡ khách hàng, là người hướng ngoại, và luôn tận tâm với công việc của mình. Quản lý những cửa hàng truyền thống cần xây dựng những chương trình đào tạo về quan hệ với khách hàng, cách bán hàng chuyên nghiệp, cách nhìn nhận nhu cầu từ quan điểm khách hàng, một cách hệ thống và hợp lý. Chúng tôi nhận thấy rằng rất nhiều công ty bán lẻ chỉ dừng lại ở việc thuê những nhân viên bán hàng mà họ cho là đủ kinh nghiệm, kết quả là đội ngũ bán hàng của họ không chia sẻ những giá trị chung và cách làm việc chung, cách ứng xử chung với khách hàng.

Bên cạnh đó, cách thức tổ chức mặt hàng và bố trí cửa hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng doanh thu. Ví dụ một công ty bán máy ảnh chúng tôi biết có một cách thức rất sáng tạo thu hút sự chú ý của khách hàng: họ giúp khách hàng so sánh những đặc tính kỹ thuật của sản phẩm một cách dễ dàng hơn bằng cách khi ghi những thông tin về máy, thay vì sử dụng những thuật ngữ kỹ thuật khó hiểu như magapixel, độ thu, họ sử dụng ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu cho cả những người không hiểu biết nhiều về máy ảnh số.

Để tổ chức và bố trì cửa hàng và sản phẩm một cách hợp lý, bạn cần dành thời gian và công sức nghiên cứu trải nghiệm của khách hàng tại cửa hàng của mình, từ đó có những điều chính và cải tiến hợp lý. Ví dụ, tại một cửa hàng bán đồ chăm sóc sắc đẹp, những người quản lý nhận thấy rằng khách hàng thường tìm kiếm sản phẩm theo hương vị nhiều hơn là chức năng: khách hàng muốn lựa chọn những sản phẩm hương vani, chứ không hẳn muốn lựa chọn những mẫu dầu gội đầu khác nhau tại một khu vực, và những sản phầm xà phòng tại một khu vực khác. Nhận ra điều này, quản lý cửa hàng quyết định tổ chức lại cách sắp xếp mặt hàng, theo hương vị, thay đổi so với cách bố trí theo chức năng như trước đây. Họ đã nhận được những kết quả khả quan rõ nét sau đó về doanh thu và lợi nhuận.

Giang Sơn theo Viện nghiên cứu chiến lược McKinsey
Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Việt Nam

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Xây dựng lòng tin trong đàm phán - kinh doanh


1. Hãy thực hiện những gì bạn đã hứa.Khi đã hứa điều gì thì bạn phải quyết tâm thực hiện cho được. Đây là những cơ sở để tạo dựng lòng tin.
2. Tạo quan hệ đặc biệt.Ngoài những quan hệ thông thường, nếu có điều kiện tốt thì tạo thêm các quan hệ đặc biệt. Đây được coi như những chất xúc tác trong tạo dựng lòng tin. Thời bao cấp chúng ta hay gọi các hành động này là "nịnh bợ". Thực tế không phải hoàn toàn như vậy. Nhiều khi một lẵng hoa đối với một công ty không đáng là bao nhưng nó tạo ra ấn tượng không nhỏ.Anh bạn tôi làm việc cho một công ty thay mặt nhà nước quản lý các nhà thầu thăm dò khai thác dầu khí nước ngoài. Ngày quốc khánh của ta, tất cả các công ty đều gửi lẳng hoa chào mừng. Duy chỉ có một công ty A, vì quên hay vì lý do gì khác không biết, lại không có. Họ đã nhận được các ấn tượng không tốt đẹp gì từ phía nhà chức trách Việt Nam.
3. Hãy trung thực và đừng lợi dụng sơ hở vặt vãnh của phía bên kia.Trong đàm phán - thương lượng nhiều khi phía bên kia vấp phải những lỗi thông thường. Bạn nên thông cảm giúp họ vượt qua chứ không nên lợi dụng hoặc coi thường họ. Làm như thế bạn dễ gây cảm tình và người ta sẽ tin bạn nhiều hơn.Ví dụ: Bạn định mua một loại hàng, ví dụ như xe Honda mà người bán vừa nêu ra những ưu điểm và cả nhược điểm của nó (nhược điểm mà bạn không biết), tức khắc bạn thấy tin người bán hàng hơn.
4. Phải biết kiên nhẫn.Kiên nhẫn là một yêu cầu quan trọng trong đàm phán - thương lượng. Trong giao dịch buôn bán ở Việt Nam, chúng ta thường dùng từ "hớ" trong các câu: "nói hớ rồi", "nói giá hớ rồi", "trả giá hớ rồi"... Đây là kết quả của sự thiếu kiên nhẫn. Nhiều lúc sự thiếu kiên nhẫn phá vỡ những niềm tin đã tạo dựng trước đây. Kiên nhẫn còn giúp cho bạn ra quyết định sáng suốt hơn, nếu bạn phải ra các quyết định quan trọng.
5. Hãy chân thành thừa nhận những sai lầm và lỗi của mình.Nếu có sai lầm và lỗi thì hãy chân thành thừa nhận, xin lỗi và hứa sửa chữa. Đã là người thì ai cũng có sai lầm mà khắc phục, không mắc lại. Trong đàm phán - thương lượng cũng vậy. Nếu bạn làm được như vậy người ta sẽ tin tưởng ban nhiều hơn. Ngược lại, bạn sẽ bị coi là trịnh thượng, ngạo mạn hoặc kiêu căng. Từ đó lòng tin không thể hình thành và có thể sẽ mất đi (nếu trước đó đã có).
6. Hãy công tâm và bảo vệ cho lẽ phải.Hãy công tâm và đứng về lẽ phải, dù rằng bạn không có điều đó. Làm như vậy, ngoài việc giúp cho việc tạo dựng lòng tin, còn giúp cho tâm hồn bạn được thanh thản và trở nên cao thượng. Biết bảo vệ lẽ phải là một đức tính tốt của bất kỳ một ai.

Marketing Spends Updates - Cập nhật Chi tiêu cho Marketing

According to facts and statistics by CMO Council Worldwide, hereafter are Marketing Spends Updateds.


Global advertising spend rose 8.8% year-over-year in Q1 2011 to total $118 billion USD based on published rate cards, according to Nielsen Global AdView Pulse data. Nielsen analysis indicates heavier TV spending, as well as increased investment in the Latin American and Asian consumer markets, drove growth.

(July 2011) 1

TV advertising spend rose 11.9% year-over-year and increased its share among other traditional media (radio, magazines, and newspapers) 3%, from 63.5% to 65.3%, in both developed and many emerging economies.

(July 2011) 2

“With $6.50 of every $10 being spent on TV, it’s clear that TV remains the most important and cost-effective advertising medium for companies looking to reach new consumers, especially in booming emerging markets,” said Nielsen Global Head of Advertiser Solutions Randall Beard.

(July 2011) 3

The closest competitor among the traditional media channels to TV was radio, which saw its global ad spend rise 8.5%. Magazine spend rose 6.4%, while newspapers could only rouse a 1% increase in global ad spend during Q1 2011.

(July 2011) 4

CMO Counci Vietnam updated

Họp mặt Ban Cố Vấn Ủy Ban Giám Đốc Marketing khu vực APAC - CMO Council APAC Advisory Board Meeting

CMO Council APAC Advisory Board Meeting
Date: July 21, 2011
Location: NTUC Centre, Singapore

The CMO Council will be hosting an APAC Advisory Board Meeting on Thursday, July 21st, the evening prior to the 2011 CMO Asia Awards. In addition to reviewing the findings of the CMO Council’s 2011 Marketing Outlook Survey and the State of Marketing Report, conversations will focus on board member transformation intentions and an exploration of what initiatives are underway and delivering value. Discussions will cover the degree to which marketing transformation is being driven by digital innovation and customer empowerment, and how this is requiring greater collaboration between marketing and IT groups.

Họp mặt Ban Cố vấn Ủy Ban Giám Đốc Marketing APAC

Ngày 21/07/2011

Địa điểm: NTUC Centre, Singapore

CMO Council Worldwide đã tổ chức Họp mặt Ban Cố Vấn Giám Đốc Marketing APAC vào thứ năm, ngày 21/07/2011, tối trước lễ trao giải thưởng CMO Asia Awards. Cuộc họp nhằm xem xét lại hoạt động năm 2011 và định hướng cho năm 2012 cho hoạt động của CMO Council tại khu vực APAC. Từ năm 2009, Việt Nam đã tham gia vào CMO Council Worldwide và Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, hiện đang là Chủ tịch của CMO Council Worldwide tại Việt Nam và là cố vấn cao cấp của CMO Council APAC. (Tin CMO Council Vietnam)

Mười chìa khóa để có hạnh phúc thật sự - 10 keys to True Happiness

Hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng mà con người luôn luôn khao khát đạt đến và không ngừng tìm hiểu khám phá bí ẩn của nó. Theo các chuyên gia, sau đây là 10 chìa khóa để mở cửa hạnh phúc. Hi vọng sẽ giúp ích cho chúng ta trên con đường mưu cầu hạnh phúc.

1. Weath (Sự giàu có)
wealth.jpg
2. Desire (Niềm khao khát)
dream_big.jpg
3. Intelligence (Sự thông minh)
4. Genetics (Gen di truyền)
5. Beauty (Sắc đẹp)
6. Friendship (Tình bạn)
7. Marriage (Hôn nhân)
8. Faith (Niềm tin tâm linh)
9. Charity (Từ thiện)
10. Age (Tuổi tác)

Theo bạn, chìa khóa của hạnh phúc thật sự là gì? Hãy chia sẻ những bí mật của bạn trong blog này.

Quản trị hiệu quả công việc



Cách thức để doanh nghiệp tiến đến sự chuẩn mực và tính chuyên nghiệp.

Những năm 2000 của thế kỷ này đã chứng kiến nhiều sự thay đổi, nhiều xu hướng và sự phát triển mới cơ bản đã định hình lại nền kinh tế toàn cầu. Có thể điểm qua các tác nhân quan trọng như: Toàn cầu hóa, tác động của công nghệ mới đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông, sự trỗi dậy mạnh mẽ của thị trường châu Á đặc biệt là 2 cường quốc Trung Quốc và Ấn Độ, khoảng cách càng ngày càng xa giữa giàu và nghèo, sự nóng lên của môi trường trái đất, sự lão hóa dân số ở các nước phát triển, sự thiếu hụt về lương thực thực phẩm và nước uống, thách thức lãnh đạo trong nền văn hóa đa sắc tộc... và gần đây nhất là khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Những nhà quản trị doanh nghiệp đang phải đối mặt với một thách thức là làm việc dưới một áp lực rất nặng nề nhằm lèo lái con thuyền doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn để thích nghi với những sự thay đổi mới. Họ cần phải đa năng hơn, năng động hơn và thích ứng nhanh hơn. Làm thế nào để các nhà quản trị doanh nghiệp có thể lãnh đạo, điều phối và thống nhất các công việc của doanh nghiệp một cách hiệu quả, hiệu suất cao nhất với con người và thông qua con người trong thập niên 2000 cũng như tương lai? Hơn bao giờ hết, quản lý hiệu quả công việc toàn diện ngày càng đóng một vai trò quan trọng và then chốt.




Tìm ra đúng mô hình quản trị, đảm bảo thành công cho các doanh nghiệp và tiến đến những chuẩn mực mang tính chuyên nghiệp.



Quản trị hiệu quả công việc toàn diện là gì?
Trước hết hãy cùng tìm hiểu xem quản trị hiệu quả công việc toàn diện là gì? Quản trị hiệu quả công việc toàn diện là một qui trình trong đó việc lãnh đạo, định hướng và quản lý tổ chức được thực hiện thông qua việc định rõ một cách có hệ thống tầm nhìn, sứ mạng, giá trị, chiến lược, mục tiêu của tổ chức, xác định các nhân tố thành công quyết định và các chỉ số hiệu quả công việc, nhằm đưa ra những hành động sửa chữa kịp thời để tổ chức hoàn thiện và phát triển theo đúng định hướng”.

Như vậy, quản trị hiệu quả công việc toàn diện mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp ví dụ như: Giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nó còn là tác nhân giúp phát triển văn hóa định hướng hiệu quả công việc, gia tăng động cơ và cam kết của nhân viên, giúp nhân viên phát huy năng lực cá nhân, gia tăng sự hài lòng và cống hiến cho tổ chức, gắn kết cá nhân với hiệu quả công việc của phòng ban và của tổ chức. Ngoài ra, việc này còn xây dựng mối quan hệ tích cực và cởi mở giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với cấp trên và cấp dưới, tạo cơ hội cho cá nhân bày tỏ mong muốn nghề nghiệp của bản thân, tạo môi trường cải thiện liên tục, hỗ trợ công tác hoạch định trong tổ chức, tạo ra môi trường học tập và cầu tiến...

Thực tế cho thấy, không ít các doanh nghiệp tại Việt Nam lúng túng trong công tác hoạch định chỉ tiêu, tổ chức thực hiện hay đo lường hiệu quả công việc. Không ít công ty chỉ đơn thuần đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và nhân viên chỉ thông qua doanh số/lợi nhuận hoặc theo cảm tính; một số khác mô phỏng mô hình quản trị của các công ty đa quốc gia vì cho rằng đó là mô hình chuẩn của quốc tế nhưng đã không đạt được kết quả như ý.


Mô hình tiêu biểu cho doanh nghiệp việt nam
Chúng tôi xin giới thiệu một mô hình quản trị hiệu quả công việc toàn diện gồm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Thiết kế mô hình quản trị hiệu quả công việc toàn diện bao gồm việc thiết lập cấu trúc trách nhiệm nhất quán, xác định các viễn cảnh, định rõ tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược, mục tiêu của tổ chức và hoạch định chiến lược. Ví dụ, tầm nhìn của Tập đoàn Heinz là “Trở thành tập đoàn hàng đầu về dinh dưỡng và sức khỏe trên toàn cầu”. Sứ mạng của Heinz “là một tập đoàn hàng đầu về dinh dưỡng và sức khỏe, Heinz chuyên cung cấp các thực phẩm tinh khiết nhằm duy trì, cải thiện sức khỏe của mọi người và hành tinh”. Các giá trị của Heinz là tầm nhìn, sự cải tiến đổi mới, định hướng kết quả, sự liêm chính, tinh thần hợp tác và làm việc đồng đội. Chiến lược của Heinz là chiến lược tăng trưởng và mua bán và sáp nhập (mergers and acquisitions - M&A) tại các thị trường đang phát triển, và chiến lược duy trì và phát triển sản phẩm mới tại các thị trường đã phát triển. Từ đó, Heinz xác định các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cho các đơn vị kinh doanh chiến lược.

Giai đoạn 2: Thiết kế mô hình kiểm soát hiệu quả công việc bao gồm: Phát triển các nhân số thành công quyết định, chỉ số hiệu quả công việc; phát triển các dạng báo cáo hiệu quả công việc, phát triển bảng chấm điểm cân đối, thiết lập hệ thống kiến trúc công nghệ thông tin quản lý và thiết lập các quy trình then chốt.

Giai đoạn 3: Thiết kế mô hình hành vi thúc đẩy hiệu quả công việc toàn diện bao gồm: Thiết lập hệ thống hành vi thúc đẩy, thống nhất mục tiêu cá nhân với mục tiêu chiến lược, kết nối quản trị hiệu quả công việc với quản trị năng lực.


Chẳng hạn:
Mô hình thúc đẩy hành vi của một công ty bao gồm 3 yếu tố:
Yếu tố mang tính cấu trúc quản lý hiệu quả: cấu trúc trách nhiệm, nội dung đánh giá, sự trung thực và khả năng quản lý;
Yếu tố mang tính hành vi quản lý hiệu quả: kỹ năng giao tiếp, định hướng hành động, phong cách quản lý và trách nhiệm chính;
Yếu tố thống nhất hiệu quả công việc toàn diện;

Từ đó, công ty có các hình thức truyền thông nội bộ, đào tạo và hướng tổ chức theo định hướng thúc đẩy hiệu quả công việc (performance driven).

Quản trị hiệu quả công việc toàn diện vừa là khoa học và nghệ thuật. Nó đòi hỏi các nhà quản trị cần phải hiểu đúng và đủ về công tác quản trị hiệu quả công việc toàn diện, có kiến thức về các mô hình, các xu hướng, các công cụ quản trị, đo lường, đánh giá và có kinh nghiệm ứng dụng thực tiễn. Ngoài ra, nhà quản trị cần phải linh hoạt trong việc điều chỉnh và thích ứng các mô hình đã biết phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp mình. Một sự sao chép hoặc bắt chước toàn bộ mô hình quốc tế của các công ty đa quốc gia để áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam mà thiếu sự xem xét cẩn thận là không hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện tại khi mà ngay cả các tập đoàn đa quốc gia cũng đang lúng túng trong việc quản trị hiệu quả hoạt động kinh doanh và ra sức tìm mọi biện pháp để đối phó, thích ứng thành công với những thay đổi mới.

MBA NGUYỄN ĐĂNG DUY NHẤT
Chủ tịch CMO Council Việt Nam
Giám đốc Điều hành Global Elite Consulting - SEA

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Kỹ năng lãnh đạo - Nâng cao năng lực quản trị và lãnh đạo - Leadership Skills - Advancing Management and Leadership Competency


Petronas là một trong những tập đoàn dầu khí hàng đầu tại Malaysia. Tại Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ quản lý cao cấp, Petronas Vietnam đã tổ chức khóa huấn luyện Kỹ Năng Lãnh Đạo (Leadership Skills). Anh Nguyễn Đăng Duy Nhất, Giám Đốc Điều Hành của Global Elite Consulting - SEA đã được vinh dự là mời làm Facilitator chính (Giảng viên chính) cho chương trình. Chương trình được phối hợp xây dựng với cấu trúc gồm 3 phần chính:
1. Phát huy năng lực lãnh đạo tiềm ẩn trong bạn
2. Tạo cảm hứng và nhiệt huyết
3. Lãnh đạo bằng trí tuệ cảm xúc
Kết thúc chương trình, các học viên đã xây dựng cho mình Kế hoạch hành động cá nhân để tiếp tục rèn luyện và phát triển.
Ông Abu Hassan Burok, Tổng Giám Đốc của Petronas Việt Nam cũng tham dự nhằm động viên và khích lệ cấp quản lý của Petronas Việt Nam. (Global Elite Consulting News)

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Doanh nghiệp của bạn đã đủ xanh chưa? Is your business green enough?


Green products
• What eco-friendly resources are used in production?
• Is the product recyclable?
• What is the environmental impact for use and disposal of the product?
• Is renewable energy or green energy used in production?
• Is less energy used compared to your non-green counterpart?
• What type and how much packaging is used?
• Is the product organic or made from organic materials?
• Do you use sustainable farming practices and/or sell your products locally?
Green Energy
• Do you produce a type of energy such as wind, solar, or some other eco-friendly alternative?
• Do you develop fuel sources such as vegetable oil, hydrogen, cold fusion, or some other eco-friendly alternative?
Green services
• Do you build or consult in the development of LEED certified buildings? (Leadership in Energy and Environmental Design)
• Do you specialize in eco travel and/or eco-friendly activities?
• Do you process, recycle, or repurpose materials that would otherwise go to waste?
• Do you offer or specialize in green consulting services?
• Do you perform green auditing for LEED, agriculture, energy, or other industry that requires auditing?

Hội thảo “Tác động của các chính sách kinh tế và ứng phó của doanh nghiệp”


Ngày 28/06/2011, tại TP Hồ Chí Minh, Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tác động của các chính sách kinh tế và ứng phó của doanh nghiệp”.

Hội thảo được sự tài trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Công ty TNHH 1 thành viên Vật tư Công nghiệp Quốc phòng (Gaet), Công ty CP Kinh tế Kỹ thuật (Metco), Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), Tổng công ty điện lực Miền Bắc, Tổng2 công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, CMO Council Worldwide tại Việt Nam, Global Elite Consulting - SEA. Tham dự hội thảo có đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư và hơn 150 đại biểu là chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, quản lý ở một số Viện Nghiên cứu, Trường đại học, Hiệp hội, các cơ quan báo chí và truyền thông.

GS-TSKH Nguyễn quang Thái , hội khoa học kinh tế Việt Nam cho biết năm 2011 kinh tế Việt Nam gặp khó khăn , 6 tháng đầu năm tăng trưởng 5,6% thấp hơn mức 6,16% của 6 tháng đầu năm 2010 , lạm phát tăng trong 6 tháng đã lên tới 13% do tác động của giá thế giới , điều chỉnh tỷ giá và một số đầu vào quan trọng . Xuất khẩu tăng cao, nhưng nhập siêu lớn đến 7,6 tỷ$ trong đó nhập siêu lớn từ Trung Quốc , Hàn Quốc … đã làm triệt tiêu xuất siêu đi các khu vực khác

Tại hội thảo , qua nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiển, các chuyên gia kinh tế hàng đầu, các nhà quản trị doanh nghiệp đã chia sẻ những nhận định, đánh giá của mình về sự tác động của các chính sách kinh tế đến doanh nghiệp, đặc biệt trong 6 tháng cuối năm 2011. Lạm phát, lãi suất ngân hàng cao, chi phí đầu vào tăng vọt …đang tạo ra những sức ép nặng nề và những khó khăn to lớn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Tại hội thảo, các bài học sống động để “ vượt khó” đã được trao đổi. Các vấn đề cơ bản liên quan đến quản trị rủi ro, đến việc ra quyết định trong biến động được trình bày để giúp các nhà quản trị tham khảo .

Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Giám Đốc Điều Hành Global Elite Consulting - South East Asia, Chủ tịch CMO Council Worldwide tại Việt Nam đánh giá rất cao chính sách của chính phủ " Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" và mong muốn các tỉnh thành và doanh nghiệp hãy thực thi triệt để chính sách này đồng thời ông đã đề xuất 3 giải pháp cho doanh nghiệp để "tự cứu mình"

- Tập trung vào khách hàng (customer - oriented) và nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng trong tình hình mới. Khách hàng chính là người sẽ cứu doanh nghiệp (Các cuộc khủng hoảng tại Thái Lan và Hàn Quốc, chính khách hàng trong nước là người đã cứu nền tài chính, kinh tế và doanh nghiệp trong nước.)
- Áp dụng chiến lược tập trung cho doanh nghiệp và chiến lược "co cụm" trong các hoạt động Marketing và xúc tiến thương mại.
- Ứng dụng quản trị theo qui trình (process management) để điều chỉnh qui trình tổ chức cho phù hợp (Ông lấy ví dụ một điển hình công ty trong lãnh vực FMCG do Global Elite Consulting tư vấn cải tiến qui trình đặt hàng và hành chính bán hàng đã tiết giảm cho doanh nghiệp gần 500 triệu mỗi tháng)

Từ những thách thức của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, nhiều khuyến nghị cấp thiết được đề xuất đến các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan Chính phủ với hy vọng có được các biện pháp hỗ trợ kịp thời để giúp các doanh nghiệp vượt qua được thời khắc đăc biệt khó khăn hiện nay.