Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

GECC đồng hành cùng diễn đàn CFO Việt Nam 2014 tổ chức lần thứ 6

 Diễn đàn CFO Việt Nam 2014 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề "Đi lên từ thất bại" đã thu hút gần 300 đại biểu là các nhà quản lý doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế - tài chính, giám đốc tài chính (CFO) trong nước và quốc tế tham dự.


Liên tiếp các năm qua, Thời báo Tài chính Việt Nam đã tham gia bảo trợ thông tin cho Diễn đàn CFO Việt Nam.
Tại hội nghị, các diễn giả đến từ chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, Asiainvest Singapore, Tập đoàn Bảo Việt, Jardine Lloyd Thompson, ACCA Việt Nam, Treasury Management Tinternational, Microsoft Việt Nam,… đã trình bày nhiều vấn đề về: Viễn cảnh kinh tế châu Á và Việt Nam 2015; Nghệ thuật thu hút nguồn vốn; Đầu thư thất bại, tại sao?; Kiểm soát rủi ro - vượt qua thảm họa; Xu hướng phát triển nhân sự trong ngành tài chính;…
Đây là năm thứ 6 liên tiếp Diễn đàn CFO Việt Nam 2014 được tổ chức bởi VCFO phối hợp cùng JACFO, ACCA và IAFEI - Hiệp hội quốc tế các nhà quản trị tài chính cấp cao. Đặc biệt những năm qua, Thời báo Tài Chính Việt Nam luôn  đồng hành với vai trò bảo trợ thông tin, cùng góp phần cho sự thành công của diễn đàn này.
Trong các phiên thảo luận tại diễn đàn này, nhiều đại biểu cũng đã bày tỏ mối quan tâm, đặt ra những câu hỏi về: khai thác vốn từ các thành phần kinh tế tư nhân, kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư từ các thị trường tài chính lớn, giải pháp quản trị rủi ro, tái cơ cấu doanh nghiệp, nhân lực CFO cho doanh nghiệp trong nước và khu vực,… đã được các diễn giả trả lời một cách thẳng thắn, cởi mở.

Mở đầu hội nghị, ông Hiroshi Yaguchi - Giám đốc điều hành Hiệp hội Giám đốc Tài chính Nhật Bản (JACFO), đánh giá: “Vai trò của CFO, những người được coi là nhà quản trị tham gia lèo lái công ty đang vượt xa vai trò truyền thống của người điều hành quản trị nguồn vốn. Chúng ta đang sống trong một thế giới không ổn định và đầy biến động, các nhà kinh doanh cần sẵn sàng tiếp thu những quan điểm khác nhau về giá trị, cũng như chủ động hơn trong việc thiết lập mạng lưới quan hệ cá nhân,… và diễn đàn này chính là cơ hội quan trọng để kết nối”.

Đặt vấn đề về “Đầu tư thất bại, tại sao?”, ông Lê Hải Phong - CFO Tập đoàn Bảo Việt đã dẫn dụ lại một số thất bại điển hình từ nhà Bác học Edison đã 10.000 lần để chế tạo ra bóng đèn,… đến những “sai lầm trị giá 200 tỷ USD” của tỷ phú Warren Buffett - Giám đốc điều hành Berkshinre Hathaway Inc. Bên cạnh đó, ông Lê Hải Phong cũng chỉ ra rằng, có 5 nguyên nhân dẫn đến thất bại trong đầu tư đó là: không có mục tiêu phù hợp, tầm nhìn ngắn hạn, danh mục không phù hợp, thiếu hệ thống kiểm soát, thiếu thông tin và người tư vấn phù hợp.

Tại diễn đàn này, có một CFO của doanh nghiệp ở Singapore đã đặt vấn đề với các diễn giả là làm thế nào để quản trị rủi ro trong thời buổi số hóa và mạng internet xâm nhập mạnh vào đời sống. Trả lời câu hỏi trên, ông Craig Paterson, Giám đốc khu vực, chuyên gia tư vấn rủi ro của Jardine Lloyd Thompson, nhìn nhận internet đã làm thay đổi nhanh chóng phương thức kinh doanh trên thế giới, điển hình là thành công của Alibaba.

Theo đánh giá từ các doanh nghiệp, hiện nay xác suất rủi ro trên mạng còn thấp so với nhiều lĩnh vực khác. Dù vậy, các CFO cũng cần chú ý và cố gắng đưa ra mô hình, quy trình xử lý rủi ro, xác định và dự báo một số rủi ro trong chiến lược kinh doanh để có kế hoạch quản lý khủng hoảng một cách chủ động, hiệu quả.

Ở một khía cạnh khác, khi có đại biểu đặt vấn đề về nhân lực CFO và các chuẩn mực về kế toán, bà Lê Thị Hồng Len, Trưởng đại diện Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tại Việt Nam, phân tích: Bộ Tài chính đã và đang hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, thuế, kế toán, do vậy cũng cần có thời gian chứ không thể một sớm một chiều. Nhưng hy vọng trong thời gian tới, với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, ACCA sẽ có sự phối hợp với Bộ Tài chính, các trường đại học để thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tài chính và các chuẩn mực về kế toán, đáp ứng yêu cầu hội nhập với thế giới.

Cũng theo vị đại diện ACCA, đối với nhân lực CFO ở Việt Nam vẫn đang có nhu cầu rất lớn về nhân sự cấp cao, đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Do vậy, ngay từ bây giờ, các bạn trẻ cần phải được đào tạo bài bản để có thể làm việc trong nước hoặc ở các nước trong khu vực.

Phát biểu bế mạc hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Bách, Giám đốc Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (VCFO), Chủ tịch và CEO Tập đoàn AsiaInvest, nhìn nhận: “Thông qua Diễn đàn CFO Việt Nam 2014, Ban tổ chức hy vọng đây là cơ hội gặp gỡ, trao đổi, kết nối được với các chuyên gia kinh tế, tài chính, quản trị doanh nghiệp, đối tác tiềm năng trong và ngoài nước; đồng thời chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu để mỗi người có cái nhìn tổng quát hơn về những nguyên nhân sâu xa của sự thất bại trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua”.

“Qua diễn đàn này, mỗi cá nhân, doanh nghiệp sẽ hoạch định được cách làm đúng khi ra các quyết định đầu tư, huy động vốn, gìn giữ nhân tài, kiểm soát rủi ro nhằm giúp doanh nghiệp phát triển thành công và bền vững hơn trong giai đoạn sắp tới”, ông Nguyễn Ngọc Bách bày tỏ sự tin tưởng.


Global Elite Consulting Corporation và CMO Worldwide Việt Nam đã đồng hành cùng CFO Forum Việt Nam từ lần đầu tiên. Đây là lần thứ 6 GECC và CMO Worldwide Việt Nam hợp tác, hỗ trợ truyền thông cho chương trình. Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Tổng Giám Đốc GECC cho rằng đây là giai đoạn đầy thách thức cho các doanh nghiệp và các CFO. Năm 2015 Việt Nam sẽ hội nhập sâu vào AEC và một số hiệp định thương mại mới sẽ có hiệu lực, CFO cần chuẩn bị năng lực để trở thành đối tác tư vấn tài chính cho CEO và HĐQT (Business Partner) thay vì chỉ làm thuần túy các công tác chuyên môn. Ngoài ra CFO cần phải gắn kết mạnh mẽ hơn với các C khác để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh chung cho doanh nghiệp.

Hùng Nguyên

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Giữ chân khách hàng

Chân dung khách hàng tương lai

Đặt vấn đề nhận diện khách hàng năm 2015, đa phần những người làm marketing cho rằng sẽ có những thay đổi lớn về tính cách của khách hàng. Thứ nhất, khách hàng sẽ khó tính hơn và đòi hỏi tinh tế hơn ở sản phẩm và dịch vụ mà DN cung cấp.
Thứ hai, họ giàu có hơn nhưng tiêu xài chừng mực hơn, đặc biệt đòi hỏi về giá rẻ ngày càng nhiều. Thứ ba, khi có quá nhiều cơ hội trong việc lựa chọn thì lòng trung thành của khách hàng cũng giảm đi thấy rõ.
Ở góc độ một nhà tư vấn chiến lược, ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Tổng Giám Đốc Global Elite Consulting Corporation, Chủ tịch CMO Council Worldwide tại Việt Nam, cho rằng, trong khủng hoảng, khách hàng sẽ giảm tiêu dùng hoang phí. Họ cẩn trọng trong quá trình thu thập thông tin và tốn nhiều thời gian hơn để ra quyết định mua sắm.

Không chỉ thế, khó khăn cũng khiến người tiêu dùng điều chỉnh hành vi mua sắm. Họ sẽ ít mua những mặt hàng xa xỉ và quan tâm nhiều hơn những thương hiệu rẻ tiền, những sản phẩm thực sự cần thiết cho nhu cầu.
Số lượng họ mua cũng ít hơn, họ thích khuyến mãi và hàng giá rẻ vì phù hợp với túi tiền. Thậm chí, nhiều khách hàng đến các trung tâm mua sắm chỉ để ngắm hơn là để mua. Đây chính là những điều mà các DN cần biết trước khi quyết định tung sản phẩm mới ra thị trường và muốn bán được hàng.

Khi xu hướng tiêu dùng thay đổi mà DN ứng phó không kịp thời sẽ dễ mất đi lòng trung thành của khách hàng. Chia sẻ vấn đề này tại buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Marketing của Trung tâm Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp BSA cách đây không lâu, chuyên gia thị trường Ngô Đình Dũng, Giám đốc Công ty Tư vấn ISM, cho rằng, hầu hết các công ty đánh mất 50% khách hàng của mình trong vòng 5 năm.
Có khá nhiều lý do khiến khách hàng không quay lại mua sản phẩm của DN nhưng lý do quan trọng nhất là họ không hài lòng khi DN tiếp xúc với họ. Một khảo sát gần đây cho thấy, có tới 68% không quay lại mua hàng của công ty chỉ vì cách ứng xử của nhân viên bán hàng không làm họ hài lòng.
Họ sẽ dễ bị thuyết phục chuyển sang dùng những nhãn hiệu khác có giá rẻ hơn và khi đó sẽ rất khó thuyết phục họ quay trở lại.

Giữ khách bằng cách nào?

“Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” chính là điều mà các DN cố gắng gây dựng, nhằm giữ chân khách cũ, tìm thêm những khách hàng mới. Nhiều chương trình thu hút khách hàng đã được các DN đưa ra như khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, bảo hành...
Tuy nhiên, theo ông Ngô Đình Dũng, chi phí để có một khách hàng mới không hề nhỏ, gấp 5-10 lần chi phí để duy trì một khách hàng đang có. Những khách hàng cũ, những khách hàng trung thành đã và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty trong hiện tại cũng như tương lai. Họ giúp công ty tăng doanh thu, giảm chi phí tìm khách hàng mới cũng như mua thêm sản phẩm dễ dàng hơn.

Nhưng làm sao để giữ chân được khách hàng trung thành? Theo các chuyên gia, ngay khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ chính là lúc họ sẽ quyết định có trung thành với thương hiệu, với sản phẩm của công ty hay không. Chỉ khi họ cảm nhận được những ưu việt từ sản phẩm hoặc dịch vụ, thì DN mới có khả năng giữ chân họ lại với mình.
Cũng theo ông Ngô Đình Dũng, muốn khách hàng trung thành với thương hiệu, DN cần chú trọng đến sản phẩm, sự thuận tiện và cả yếu tố con người. Và càng ngày yếu tố con người càng được nhấn mạnh.

Yếu tố con người cũng được GS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Giám đốc Chương trình đào tạo MBA của Viện Quản trị kinh doanh Bruxen - UBI (Bỉ) tại Việt Nam, cho là quan trọng nhất trong kinh doanh hiện nay. Và để khách hàng trung thành thì DN phải thấu hiểu khách hàng, không nên sản xuất cái DN thích, mà phải sản xuất cái khách hàng cần.
Lâu nay, DN chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm chứ chưa thấu hiểu người tiêu dùng. Có rất nhiều sản phẩm tốt được sản xuất, nhưng cách thức bán hàng, phong cách phục vụ, cũng như đội ngũ nhân viên của các công ty chưa “xứng tầm”, chưa cùng “đẳng cấp” với chất lượng sản phẩm được sản xuất ra.
“Chất lượng sản phẩm cùng các chứng chỉ về ISO chỉ là “giấy thông hành” để thâm nhập thị trường. Muốn sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích còn cần thêm nhiều yếu tố khác, như: thân thiện với môi trường, đối xử công bằng với nhân công, đối xử tốt với khách hàng và tạo niềm tin cho họ...”, GS. Thiêm nói thêm.
Nhà sản xuất không nên quá chạy theo lợi nhuận mà bỏ mặc lợi ích của người mua. Họ sẽ không bao giờ sử dụng nữa nếu không hài lòng về sản phẩm.
Thậm chí, họ còn thông tin ngay đến người thân, bạn bè để cùng nhau tẩy chay thương hiệu đó. Tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng đối với sản phẩm không chỉ giúp mở rộng thị phần, mà còn tạo được kênh tiếp thị truyền khẩu rất hữu hiệu nhưng lại ít chi phí.

Ngoài những yếu tố trên, các chuyên gia còn cho rằng, muốn quản lý được lòng trung thành của khách hàng thì những chính sách của DN dành cho họ phải được công bố minh bạch.
Đặc biệt, phải giúp khách hàng hiểu được những quyền lợi họ có khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của DN. Muốn vậy, ngoài việc cung cấp sản phẩm, DN phải chú trọng hơn nữa việc xây dựng mối quan hệ khách hàng bằng chiến lược rõ ràng.
(Hồng Nga-DNSG)

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Kinh doanh trong thế cờ thay đổi khi gia nhập AEC 2015

Tiền không thiếu, vấn đề là làm sao sử dụng được
Chốt lại phần chia sẻ Làm sao chuyển được tiền vào nơi đầu tư hiệu quả, ông Võ Trí Thành tóm lại trong 3 từ điều tiết, giám sát và vấn đề con người. 
Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, hệ thống rủi ro rất cao. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cuối 2011 ở thời điểm cực kỳ nghiêm trọng và nay đã thoát được, tránh được sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Để cải tổ và tái cấu trúc thành một hệ thống lành mạnh thì con đường còn rất dài. Đây là bài toán căn cơ nhất của NHNN. 
Hệ thống tài chính to, tiền không thiếu, vấn đề là làm sao sử dụng được. Ba bài học được rút ra qua phần chia sẻ này bao gồm:
Đừng chỉ qua tâm đến lợi tức của đàu tư, dòng vốn mà phải gắn với thanh khoản. Tài sản tài chính mang tính thanh khoản cao rất quan trọng.
Lợi tức đừng chỉ nhìn ngắn hạn mà hãy nhìn dài hạn. Huy động vốn phải biết tạo dựng uy tín, hình ảnh của mình. Đồng thời phải biết chơi với những người có uy tín.
Phải biết dòng vốn dòng tiền ấy ai đang có. Đừng quên nhà nước. Nhà nước là nhà tiêu dùng, nhà đầu tư lớn nhất. Hãy đồng hành, là bạn với nhà nước nhưng “đừng thân thiết quá”.

“Lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”
TS. Lê Đăng Doanh đã tổng hợp những thông tin lại buổi hội thảo: Nếu hiệp định ERCP được thực hiện, chiến hữu Trung Quốc sẽ lấy đi hết các lợi thế của chúng ta. Đây là thời điểm để doanh nghiệp nhìn thẳng vào sự thật, nói lên đúng sự thật và có quyết tâm để vươn lên. 
Đây là thời điểm để sáng tạo, cần phải làm khác với Trung Quốc, có sản phẩm dịch vụ khác với đối thủ của chúng ta. Hãy đề cao sáng tạo hơn nữa, vứt bỏ những gì được xem là chìa khóa thành công thời gian qua: Lợi thế lao động giá rẻ mà dựa vào trình độ nhân công có sức sáng tạo, trình độ lao động cao. Đây cũng thách thức của nhà nước về mặt chính sách. 
Đây là thời điểm cần nhớ đến và học lại đại tướng Võ Nguyên Giáp khi trước 1 đối thủ rất mạnh ở trận Điện Biên phủ, đại tướng đã phân tích và quyết định kéo pháo ra. Chúng ta cần có những bước cải cách có tính bước ngoặt. Doanh nghiệp Việt cần “Lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”, xác định chiến lược đúng đắn.

Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Giám Đốc Điều Hành của Global Elite Consulting Corporation, là diễn giả và điều phối diễn đàn tư vấn Việt Nam 2014 cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị kỹ cho hội nhập AEC 2015. Các doanh nghiệp cần phải vận dụng chiến lược 3 chữ FBC "Faster, Better and Cheaper" (Nhanh hơn, Tốt hơn và Rẻ hơn) cũng như các CEO cần phải trang bị năng lực 3 chữ L "Language, Law and Leisure" (Ngôn ngữ, Luật pháp, Thư giãn). 
Ngoài ra, đây là một giai đoạn bản lề quan trọng. Doanh nghiệp cần phải thận trọng đánh giá lại năng lực và nguồn lực của mình một cách thấu đáo và khoa học để quyết định chiến lược cạnh tranh bền vững. 
(Thu thập từ Bizlive, Internet và Global Elite Consulting Corporation)


Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

AEC 2015 - Chuẩn bị năng lực cho hội nhập ASEAN

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức được thành lập vào năm 2015. Khi Việt Nam bước chân vào cuộc chơi khu vực này, cố nhiên, tự bản thân mỗi doanh nghiệp Việt cần hiểu rõ vị thế của mình để có thể đưa ra những quyết định chính xác. GS. TS. Rolf-Dieter Reineke – Chuyên gia tư vấn quản trị – Giám đốc chương trình EMBA-MCI đã có những phân tích về cuộc chơi lớn này. Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Giám Đốc Điều Hành Global Elite Consulting cũng cùng tham gia diễn giả và điều phối cho ý kiến thêm về diễn đàn này.
Trong bản quy hoạch tổng thể AEC, ASEAN đã xác định bốn nguyên tắc “trụ cột”, bao gồm: xây dựng thị trường sản xuất chung; vùng kinh tế cạnh tranh; phát triển kinh tế công bằng; hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) được xác định là xương sống của nền kinh tế ASEAN, cung cấp 50% đến 85% việc làm trong nước và đóng góp 30% – 50% GDP, một số chương trình hành động đã được xác định với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng phục hồi nhanh của các SMEs.
Trong 20 năm qua, Việt Nam từ một nước nghèo đã trở thành một trong những nước xuất khẩu thực phẩm lớn trên thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định. Việc tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm đạt 5.3% từ năm 1986 là một thành tích xuất sắc trong khu vực Châu Á chỉ sau Trung Quốc. Việc hình thành cộng đồng AEC sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình đổi mới và tạo ra những cơ hội mới cũng như những thách thức về cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhân tố chính quyết định sự hiệu quả của các doanh nghiệp trên sân chơi này không chỉ phụ thuộc vào quy trình sản xuất kinh doanh mà còn phụ thuộc vào cách doanh nghiệp định vị bản thân trên một sân chơi tầm cỡ khu vực.
McKinsey cũng nhấn mạnh rằng để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7-8% GDP hàng năm thì Việt Nam cần chú trọng hơn vào việc phát triển hiệu năng lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau và tìm kiếm giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ vào chất lượng, tính năng và thương hiệu sản phẩm hơn là chỉ dựa vào giá cả như hiện tại. Những yếu tố trên tác động xấu đến nền kinh tế nhưng nó hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát các doanh nghiệp Việt Nam. Báo cáo cũng cho rằng các yếu tố về quyền sở hữu trí tuệ (hạng 113) và bảo vệ các tài sản trí tuệ (hạng 123) ở Việt Nam là rất thấp. Nhưng Việt Nam có lợi thế về các yếu tố mức độ hiệu quả của lao động (hạng 51), độ lớn thị trường tiêu dùng (hạng 32) và “sự hài lòng trong các cải cách y tế và giáo dục cơ bản”.
Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Giám Đốc Điều Hành của Global Elite Consulting Corporation, là diễn giả và điều phối diễn đàn tư vấn Việt Nam 2014 cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuẩn bị kỹ cho hội nhập AEC 2015. Các doanh nghiệp cần phải vận dụng chiến lược 3 chữ FBC "Faster, Better and Cheaper" (Nhanh hơn, Tốt hơn và Rẻ hơn) cũng như các CEO cần phải trang bị năng lực 3 chữ L "Language, Law and Leisure" (Ngôn ngữ, Luật pháp, Thư giãn)

Để đạt được lợi ích từ quá trình hội nhập kinh tế ASEAN, các doanh nghiệp phải dự đoán và quản lý sự thay đổi một cách chuyên nghiệp. Các công ty không chỉ phải giải quyết mà còn phải tận dụng các hiệu quả của sự mở rộng tự do sắp đến được mang lại từ AEC. Những thử thách này vừa phổ biến đối với các đất nước đang mở cửa hội nhập trong quá trình toàn cầu hóa, vừa là đặc thù khi chúng xảy ra trong những bối cảnh chính trị, kinh tế và xã hội ít nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tìm kiếm những đối tác nước ngoài trong lãnh vực tiếp thị, sản xuất và phân phối để được thừa hưởng các giải pháp kỹ thuật có sẵn của họ.
Có thể nói, Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ mang nhiều lợi ích cũng như thách thức đến với các doanh nghiệp Việt. Tuy vậy, các thách thức này cũng sẽ tạo nên thời cơ cho tất cả các công ty biết cách biến thách thức thành đòn bẩy.
(Bản tin GECC)

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Global Elite Consulting Corporation đồng hành cùng Diễn Đàn Tư Vấn Quản Trị Việt Nam 2014

Diễn đàn Tư vấn Quản trị 2014 là cơ hội để các chủ doanh nghiệp tìm kiếm những ý tưởng, giải pháp mới để phát triển doanh nghiệp bền vững khi Việt Nam gia nhập AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN). Đồng thời, đây cũng là nơi để Quý doanh nghiệp được gặp gỡ và kết nối với mạng lưới 200 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khác nhau như: Ngân hàng, thuế, Kiểm toán, CNTT, Sản xuất, Giáo dục, Truyền thông, Bán lẻ... cùng các chuyên gia kinh tế, đầu tư
Global Elite Consulting Corporation đồng hành cùng Diễn Đàn Tư Vấn Quản Trị Việt Nam 2014. Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, CEO của GECC sẽ tham gia với vai trò speaker và moderator cho diễn đàn lần này.












Chương trình EMBA – MCI Việt Nam
Phòng 306, nhà A4
268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (84) 8 38 654 183
Hotline 0983 851 566 (Ms. Thủy) - 0915 718 184 (Ms.Thi)

Email: info@mba-mci.edu.vn
Website: www.mba-mci.edu.vn

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

VJBC và Global Elite Consulting Corporation trao đổi hợp tác với JBAH

VJBC và Global Elite Consulting Corporation đã có cuộc tiếp xúc gặp gỡ trao đổi hợp tác với JBAH (Japan Business Association Ho Chi Minh) (Hội Doanh Nghiệp Nhật Bản tại Hồ Chí Minh).  Ông Isao Obayashi, Secretary General JBAH đánh giá cao nỗ lực của VJBC và Global Elite Consulting Corporation trong việc hổ trợ các doanh nghiệp của Nhật Bản trong việc xúc tiến thương mại tại Việt Nam trong những năm vừa qua. Ông Isao cho biết "Doanh nghiệp Việt Nam rất ít đạt các tiêu chuẩn Doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu. Đặc biệt với các ngành sản xuất, hiện nay doanh nghiệp Nhật nhập phụ kiện 70%, FDI có vốn Nhật tại Việt Nam cung cấp 15%, còn lại doanh nghiệp Việt Nam chỉ cung cấp 15%. Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam phát triển công nghiệp phụ trợ. Một trong những thành công điển hình là Honda Việt Nam hiện tại 90% phụ kiện xe Honda được cung ứng nội địa. Năm nay, 2014, JBAH có tổ chức ban hổ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất phụ trợ. JBAH sẽ kết nối VJBC và Global Elite Consulting Corporation với các doanh nghiệp trong JBAH để cùng tham gia chương trình này. Ngoài ra, hai bên sẽ tăng cường tiếp xúc, giao lưu hoạt động để cùng nhau thực hiện sứ mạng chung vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam. 


Ông Isao Obayashi, Tổng Thư Ký JBAH


Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Tổng Giám Đốc, Global Elite Consulting Corporation 
(Áo veston đen ngồi giữa)
(Bản tin GECC-9/2014)

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Global Elite Consulting Corporation chúc mừng Vingroup và Vinamilk nằm trong top 10 doanh nghiệp lớn nhất ASEAN

Global Elite Consulting Corporation chúc mừng Vingroup và Vinamilk nằm trong top 10 doanh nghiệp lớn nhất ASEAN
Đây là lần đầu tiên S&P's tiến hành khảo sát 100 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á về sự phát triển chất lượng tín dụng, đòn bẩy tài chính, chi tiêu vốn và chiến lược doanh nghiệp trước thời điểm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015.


Vingroup và Vinamilk là 2 đại diện Việt Nam trong top 100 doanh nghiệp lớn nhất ASEAN.
Theo đó, Việt Nam có hai đại diện lọt top 100 là Vingroup và Vinamilk. Xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Vingroup hiện được S&P's đánh giá ở mức B với triển vọng ổn định. Doanh thu năm 2013 đạt 18.400 tỷ đồng. Rủi ro doanh nghiệp được nhận định ở mức thấp.
S&P's nhận xét Vingroup là công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường bất động sản Việt Nam, thanh khoản ở mức vừa phải. Sắp tới, tập đoàn này sẽ phải cần thêm nhiều vốn để mở rộng kinh doanh, do mục tiêu tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, S&P 's cũng lưu ý một số thách thức với doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường bất động sản tại Việt Nam chưa phục hồi chắc chắn.
Trong khi đó, Vinamilk được ghi nhận doanh thu năm 2013 đạt 30.900 tỷ đồng. Rủi ro doanh nghiệp được đánh giá vừa phải, và rủi ro tài chính thấp. S&P's nhận xét Vinamilk đã có vị thế thống trị tên thị trường sữa Việt Nam với độ nhận diện thương hiệu cao và lợi nhuận ổn định 5 năm qua. Hãng cũng vay nợ ít và có dòng tiền nhàn rỗi lớn. Tuy nhiên, việc kinh doanh của Vinamilk còn phụ thuộc vào giá nguyên liệu và tỷ giá. Tín nhiệm của công ty này cũng có thể bị ảnh hưởng do Nhà nước vẫn còn cổ phần lớn trong đây.
Nhận xét chung về các công ty Đông Nam Á, Xavier Jean – nhà phân tích tín dụng tại Standard & Poor's cho biết: "Các doanh nghiệp ASEAN đang tăng cường dùng nợ để thúc đẩy tăng trưởng, và có thể còn tiếp tục hoạt động này trong 2 năm tới". Dùng nhiều đòn bẩy sẽ làm tăng rủi ro gặp khó khăn tài chính, phải tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc nợ hoặc thậm chí vỡ nợ nếu cạnh tranh nóng lên hoặc tăng trưởng đi xuống.
Hà Thu

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Học bổng đi Nhất Bản - Scholarships to Japan

VJBC trân trọng thông báo
Có 1 Quỹ học bổng tại Nhật Bản đang tuyển bổ sung gấp một số sinh viên để trao học bổng đi học tại Nhật và nhờ chúng tôi giới thiệu người.
Đối tượng là học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông hoặc đã vào học năm thứ nhất ở các trường đại học, học lực giỏi, có khả năng thi đỗ vào các trường đại học hàng đầu Nhật Bản, tiếng Nhật sử dụng tốt (khoảng N2 hoặc sấp xỉ N2), yêu thích hoạt động xã hội (ưu tiên hơn đối với những gia đình khó khăn).
Nếu được tuyển, ứng viên sẽ đi học tại Nhật từ tháng 10 năm nay (2014)
Khi sang Nhật, các cháu sẽ học tiếng Nhật và chuẩn bị để thi vào đại học vào tháng 4 hoặc tháng 10 năm 2015 (hoặc tháng 4 năm 2016).
Giá trị học bổng là khoảng 1.500 USD/ 1 tháng. Quỹ sẽ cấp học bổng cho các cháu trong cả thời gian học tiếng Nhật và các năm học đại học.
Vậy các anh chị nào có con hoặc cháu ruột thuộc đối tượng trên xin mời liên lạc với Văn phòng JAV để chúng tôi giới thiệu với Quỹ học bổng. Quỹ học bổng sẽ phỏng vấn trực tiếp và xét tuyển vòng cuối.
Xin mời liên lạc theo địa chỉ sau:
Văn phòng JAV: javoffice@netnam.com
Hạn đăng ký: 12:00 ngày 17/9/2014.
Trân trọng,
Chủ tịch JAV
Ngô Minh Thủy
--
Ngo Minh Thuy, Assoc. Prof., PhD
Dean、 Faculty of Oriental Languages and Cultures (FOLC)
University of Languages and International Studies (ULIS)
Vietnam National University, Hanoi (VNU)   http://ulis.vnu.edu.vn/
==
President、 Japan Alumni of Vietnam (JAV)  Http://www.jav.vn/
Email : ngothuyvn@vnu.edu.vn ; n gothuy65vn@gmail.com
Tel: +84-4-3754-9557 (office) Mobile: +84-904- 139-936 / +84 - 972- 709 - 961
Fax: +84-4-3754-8057 


Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Kênh phân phối và Trade Marketing - Con át chủ bài của doanh nghiệp

CafeLand - Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng vào các kênh phân phối, họ sẵn sàng đổ tiền vào các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, các đại lý bán sỉ và lẻ để xây dựng kênh phân phối. Trái ngược với các doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp Việt yếu cả hai mặt xây dựng thương hiệu và xây dựng kênh phân phối.

Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất – Tổng Giám đốc Tập đoàn tư vấn Global Elite
Theo ông Nguyễn Đăng Duy Nhất – Tổng Giám đốc Tập đoàn tư vấn Global Elite cho rằng: Kênh phân phối được nhiều chuyên gia đánh giá là con “át chủ bài” trong kinh doanh, đặc biệt trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) vì nếu không thể chiếm giữ kênh phân phối thì không thể chiến thắng đối thủ nào.
Trong điều kiện “hậu WTO và tiền TPP” Việt Nam sẽ có một làn sóng các nhà đầu tư bán lẻ đi vào Việt Nam và cuộc cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, vì thế các doanh nghiệp Việt muốn tồn tại và phát triển cần phải chú trọng đầu tư Shopper Marketing (tiếp thị tại điển bán).
Theo khảo sát, người đi mua sắm chịu rất nhiều tác động như thấy quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên thang máy khi đi làm, còn đi ngoài đường thì thấy pano, áp phích vv… Thế nhưng điểm kết thúc cuối cùng là tại điểm bán (85% người cho rằng yếu tố tác động bên trong cửa hàng quan trọng hơn bên ngoài).
Nếu doanh nghiệp làm rất nhiều hoạt động marketing nhưng tại điểm bán không tác động coi như thất bại và ngược lại tất cả các hoạt động marketing khác rất kém nhưng tại thời điểm bán, nếu bạn tốt có vài giây thì khách hàng vẫn mua hàng. Vì người mua có 12 phút nghiên cứu sản phẩm nhưng chỉ có 2 phút lựa chọn và 2 giây để ra quyết định.
Tuy nhiên, để thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược một cách tổng thể, xây dựng một chuỗi các hoạt động để tác động vào người mua sắm chứ không phải các hoạt động đơn lẻ, đặc biệt phải tác động đúng thời điểm người tiêu dùng quyết định mua hàng. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tìm hiểu xem rào cản nào ngăn cản người mua không mua thương hiệu của bạn? Giá cả đóng vai trò như thế nào so với các yếu tố khác như tính tiện lợi, sức khỏe hay độ bền? Người mua hàng có mua sắm ít hơn hoặc tính toán kỹ lưỡng hơn không? Liệu họ có cách mua sắm khác nhau tại những điểm bán khác nhau không…
Tìm hiểu tâm lý, hành vi, động cơ của người mua hàng là nguyên tắc cơ bản trong Shopper marketing. Tại thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, khi người mua cân nhắc rất nhiều về từng sản phẩm mà họ bỏ vào giỏ mua hàng thì việc hiểu người mua hàng lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.

Để thành công tại điểm bán lẻ các doanh nghiệp cần phải học các bài học xây dựng thương hiệu và cách bày trí của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.
Cách đây 15 năm, nếu bạn đi trên con đường thấy nhiều biển hiệu, các vật dụng trưng bày sơn màu đỏ của thương hiệu Coca- Cola, những hình ảnh và màu sắc này tác động đến tâm trí người mua sắm, đến nỗi bây giờ người đi mua không nói “nước ngọt” mà nói “Coca-Cola”.
Cách trưng bày bia lạ mắt tại Úc nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
Khi doanh số bán bia giảm, việc này khiến bia Sapporo bắt đầu tiến hành nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người mua bia với những dữ liệu nghiên cứu thị trường làm các hoạt động chiến lược điểm bán. Hãng bia này tiến hành cách sắp sếp trưng bày lạ mắt, đi lại thuận tiện, hướng người mua sắm đi theo ý mình muốn, có nhân viên bán hàng tại điểm mua sắm, thường xuyên duy trì các vật dụng trưng bày…
Và theo ông Nhất: “Nếu bạn không chiến thắng trên mặt trận tiếp thị thương mại và tiếp thị người mua sắm, bạn sẽ không thể chiến thắng ai cả”.
Pv. Gia Bảo

CMO World tại Việt Nam và Global Elite Consulting Corporation cố vấn cho Hiệp Hội Bất Động Sản Du Lịch Việt Nam

CMO Toàn Cầu tại Việt Nam và Global Elite Consulting Corporation cố vấn cho Hiệp Hội Bất Động Sản Du Lịch Việt Nam




"HỘI TỤ VÀ KẾT TINH TINH HOA KINH DOANH TOÀN CẦU"

Dịch vụ tư vấn của Global Elite:

- Chiến lược kinh doanh
- Chiến lược Marketing
- Chiến lược Bán hàng
- Các chiến lược chức năng khác
- Hệ thống quản trị
- Tư vấn đầu tư, M&A
- Phát triển thị trường
- Huấn luyện và nâng cao năng lực
- Điều chỉnh và cấu trúc lại doanh nghiệp
và nhiều giải pháp tích hợp khác.
- Các báo cáo nghiên cứu của APAC và Việt Nam

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Đào tạo kỹ năng mềm - Bài viết năm 2008 cho TBKTSG

Trong những năm gần đây, một trong những chủ đề được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng là kỹ năng “mềm” hay còn gọi là kỹ năng “con người” hoặc kỹ năng “sống”. Dù bạn giữ bất cứ cương vị nào ở bất kỳ ngành nghề nào, kỹ năng “mềm” được xem là một chìa khóa để dẫn bạn đến thành công. Đào tạo và rèn luyện kỹ năng mềm như thế nào cho hiệu quả vẫn là một câu hỏi được cả những nhà quản lý, các trung tâm đào tạo, giảng viên và học viên quan tâm. Ở thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại có khoảng trên 50 công ty và trung tâm chuyên đào tạo về kỹ năng mềm và khoảng 100 giảng viên tham gia đào tạo. Hầu hết những kỹ năng đều được thiết kế khoảng 1-2 ngày. Tuy vậy, hiệu quả của việc đào tạo như thế nào vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.
Tại sao có nhiều người đã tham dự rất nhiều khóa đào tạo kỹ năng mềm? Tại sao có rất nhiều công ty gửi nhân viên đi học các khóa về kỹ năng mềm? Nhưng sau khi được đào tạo vẫn cảm thấy không thể phát triển hoặc không đạt hiệu quả như mong muốn? Phải chăng giảng viên không chuyên nghiệp, chương trình đào tạo không phù hợp hay là do khả năng học viên yếu không thể tiếp thu các kiến thức và kỹ năng? Không hoàn toàn như vậy, vậy đâu là mấu chốt của vấn đề?
Tác giả không có tham vọng giải quyết vấn đề này trong phạm vi bài viết tuy nhiên xin bày tỏ một số quan điểm với mong muốn ngày càng nhiều người hoàn thiện hơn về kỹ năng mềm và thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Trước hết, rất khó để có thể xác định một chuẩn mực cho kỹ năng mềm bởi vì kỹ năng mềm xuất phát từ động cơ cá nhân và nội lực bên trong của mỗi người. Nếu tất cả mọi người đều đạt một chuẩn mực chung sẽ dẫn đến thiếu sự đa đạng và phong phú. Sự khác biệt mang tính cá nhân riêng sẽ làm cho môi trường trở nên đa dạng và là động lực để hoàn thiện, bổ sung và phát triển. Do vậy việc chấp nhận sự khác biệt và bổ sung giữa những các cá nhân là cần thiết. Thứ hai, việc đào tạo kỹ năng mềm không chỉ dừng lại ở 1 hoặc 2 ngày đào tạo. Đào tạo kỹ năng mềm phải được hiểu như một quá trình. Trong quá trình đó có sự phối hợp giữa công ty, trung tâm đào tạo, giảng viên và bản thân học viên. Các khóa học kỹ năng mềm chỉ cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng nền tảng, tạo tiền đề để học viên phát huy những thế mạnh và khắc phục những điểm yếu nhằm hoàn thiện bản thân trong tương lai. Do vậy, quá trình sau đào tạo đóng vai trò rất quan trọng. Việc tự trải nghiệm, vận dụng và đúc kết kinh nghiệm từ trong công việc và cuộc sống là một phần quan trọng để giúp học viên hoàn thiện kỹ năng mềm của mình. Quá trình này không chỉ một mình học viên phải chịu trách nhiệm và tự làm mà cần có sự hỗ trợ của công ty, đặc biệt là cấp quản lý trực tiếp, trung tâm đào tạo và môi trường sống và làm việc. Lấy ví dụ, học viên được tham dự khóa học Kỹ năng tư duy sáng tạo và nắm bắt nhiều kỹ thuật tư duy sáng tạo tuy nhiên khi trở về làm việc tại công ty lại phải làm việc trong một môi trường không tạo điều kiện cho họ tư duy sáng tạo hoặc những ý tưởng sáng tạo của họ không được ghi nhận và phát triển. Như vậy không thể qui kết rằng do bản thân học viên hoặc trung tâm đào tạo mà học viên không phát triển được kỹ năng mềm này. Một ví dụ khác, trung tâm đào tạo sau khi đã cung cấp một khóa học kỹ năng mềm trong 1 hoặc 2 ngày với niềm tin rằng mình đã cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học viên và dừng lại với bảng đánh giá sau khóa học 90% hài lòng ở mức 4/5 xem như việc đào tạo đã hoàn tất cũng như trách nhiệm còn lại là ở công ty và học viên.
(Ảnh: Tác giả đào tạo kỹ năng mềm cho cán bộ quản lý của tập đoàn Thành Thành Công)

Thiết nghĩ, việc đào tạo kỹ năng mềm có thể sẽ hoàn thiện hơn nếu tồn tại sự liên tục phối hợp giữa bản thân học viên, công ty và trung tâm đào tạo Thứ ba, văn hóa công ty và văn hóa của một đất nước ảnh hưởng rất nhiều đến kỹ năng mềm. Thật không dễ để mang những kỹ năng mềm có chuẩn mực phương Tây hoặc mang văn hóa phương Tây để áp dụng vào phương Đông. Một ví dụ rất đơn giản trong giao tiếp, người phương Tây thường rất thoải mái trong việc bày tỏ chính kiến và thẳng thắn đi vào mục tiêu giao tiếp để tránh mất thời gian trong khi người Á Đông và Việt Nam thường hay rào trước đón sau trước khi phát ngôn, tránh đi thẳng vào vấn đề để tối thiểu hóa việc làm mất lòng người giao tiếp ngay tại thời điểm giao tiếp. Như vậy, chuẩn mực nào cho giao tiếp là phù hợp. Một số vấn đề khi giao tiếp được người phương Tây giao tiếp rất cởi mở như giới tính, quan hệ tình dục, v.v. như một phần tất yếu của cuộc sống nhưng lại là những vấn đề tế nhị và không nên giao tiếp ở nơi đông người đối với người Á Đông. Đây chỉ là hai ví dụ trong rất nhiều tình huống trong cuộc sống mà văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng mềm ở đây là kỹ năng giao tiếp. Thứ tư, rèn luyện và vận dụng kỹ năng mềm đúng phương pháp để đạt hiệu quả và thành công .
Học viên cần phải nhận thức rõ ràng rằng kỹ năng mềm cần phải được tập luyện hằng ngày và liên tục để giúp trở thành một thói quen tốt. Khi vận dụng kỹ năng mềm cần phải được tận dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào tình huống và công việc cụ thể. Rất nhiều học viên tham dự các khóa học kỹ năng mềm với hi vọng tìm ra một khuôn mẫu chuẩn mực để mang về áp dụng và thành công. Những học viên này sẽ không thể tìm được chuẩn mực cũng như không thể nào phát triển được kỹ năng mềm với cùng cách tư duy như vậy. Ví dụ, trong khóa đào tạo kỹ năng quản lý bản thân, học viên học được 7 thói quen của người thành đạt, tuy nhiên nếu học viên chỉ dừng lại ở lý thuyết, không rèn luyện hằng ngày và vận dụng đúng phương pháp, học viên sẽ không thể biến 7 thói quen này trở thành thói quen của bản thân giúp họ thành công. Nói tóm lại, kỹ năng mềm thuộc về nhóm các kỹ năng hành vi đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và trong công việc. Kỹ năng mềm được hầu hết các nhà tuyển dụng quan tâm và xem như là chìa khóa để thành công. Đánh giá đúng mức tầm quan trọng của kỹ năng mềm là cần thiết tuy vậy đào tạo và rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa công ty, trung tâm đào tạo và học viên. Các yếu tố cần phải quan tâm là chấp nhận sức mạnh nội tại và sự khác biệt của mỗi người trong kỹ năng mềm, xem việc đào tạo kỹ năng mềm là một quá trình, xem xét ảnh hưởng của văn hóa đến kỹ năng mềm và rèn luyện liên tục cũng như vận dụng linh hoạt kỹ năng mềm vào thực tế công việc và cuộc sống.
Hi vọng cùng với bài viết này sẽ có nhiều quan điểm được chia sẻ từ các chuyên gia và bạn đọc để việc đào tạo và rèn luyện kỹ năng mềm thật sự hiệu quả và đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng và nâng cao trình độ của nguồn nhân lực hiện tại.
(Bài viết của Nguyễn Đăng Duy Nhất đăng trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn năm 2008)

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Nên học các chương trình MBA và CEO training vào độ tuổi nào?

Ai sở hữu tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) cũng đồng nghĩa với việc mức lương của người đó tăng đáng kể. Ví dụ, sau khi hoàn tất chương trình MBA của các trường ĐH hàng đầu tại Mỹ, học viên có thể được tuyển dụng với mức lương 90.000 - 100.000 USD/năm.
Thậm chí, các tập đoàn có thể “săn người” ngay cả khi học viên chưa chính thức tốt nghiệp. Vì thế, khi hoạch định một kế hoạch tăng lương, thăng tiến, thay đổi công việc hay tự khởi nghiệp, người ta thường nghĩ đến việc du học MBA.

Trong tình hình tìm việc làm khó khăn như hiện nay, nhiều sinh viên mới ra trường cũng nhắm đến việc tiếp tục học lên thạc sĩ, đặc biệt là học MBA. Vấn đề đặt ra là độ tuổi nào sẽ học tốt MBA khi một số chương trình yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc, chương trình khác lại không yêu cầu.

Thực tế, đa số các trường ĐH hàng đầu không “mở rộng cửa” cho sinh viên vừa tốt nghiệp. Các ứng viên thường ở độ tuổi trung bình 27 và cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm. Theo khảo sát của trường đào tạo kinh doanh nổi tiếng tại Mỹ - Harvard Business School (HBS), độ tuổi trung bình của học viên thường là trên 28, nghĩa là thông thường đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc. Chính kinh nghiệm làm việc gắn bó lâu dài và được thăng tiến trong công ty là một trong những tiêu chí xét tuyển rất quan trọng, tuy ứng viên không cần thiết phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế.
(Ảnh 1: Một chuyên đề của chương trình CEO training)
Trong khi đó, vẫn có khóa học MBA chấp nhận sinh viên mới tốt nghiệp ĐH với chương trình được thiết kế theo hướng tiếp cận thực tiễn. Những bài giảng với nhiều trải nghiệm thực tế sẽ do đội ngũ giảng viên - chính là các giám đốc đang làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn - thực hiện. Học viên sẽ vừa tiếp cận với các tình huống thực tế trong công việc, vừa xây dựng và thiết lập mối quan hệ với giảng viên - cũng chính là các chủ doanh nghiệp tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Nói chung, chương trình được thiết kế để khắc phục điểm yếu thiếu kinh nghiệm làm việc của học viên.

Yêu cầu có kinh nghiệm làm việc xuất phát từ chỗ nếu thiếu kinh nghiệm thực tế, học viên sẽ khó hình dung mức độ phức tạp và cạnh tranh khốc liệt của thương trường, từ đó có thể “bơi” trong các cuộc thảo luận nhóm, giải quyết tình huống trong kinh doanh. Trong khi đó, học viên nhiều kinh nghiệm làm việc có cái nhìn thực tế trong mọi vấn đề và có những trải nghiệm nghề nghiệp hết sức phong phú.
(Ảnh 2: Học viên MBA, CEO đang thảo luận nhóm)
Mặt khác, tham gia lớp học mà tuổi đời, tuổi nghề của học viên hết sức đa dạng cũng giúp bạn mở rộng những quan hệ - có thể đó sẽ là nhịp cầu cho những liên kết kinh doanh sau này. Đây là những yếu tố để bạn cân nhắc thời điểm phù hợp cho kế hoạch du học MBA của mình.
(Ảnh 3: Học viên thư giãn cùng giảng viên sau khi tốt nghiệp)

"Bạn luôn luôn có cơ hội để lựa chọn, hãy ra quyết định lựa chọn đúng đắn nhất" (Nguyễn Đăng Duy Nhất)

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Gặp gỡ các nhà tư vấn quốc tế Việt Nam - International Consultants Gathering May 2014 in Vietnam

Vào ngày 19/05/2014, Global Elite đã tham gia Gặp gỡ các nhà tư vấn quốc tế Việt Nam - International Consultants Gathering tại Việt Nam. Chương trình được diễn ra tại khách sạn Novotel, Hồ Chí Minh.
Đây là dịp để các nhà tư vấn quốc tế có cơ hội giao lưu và học hỏi kinh nghiệm. Global Elite hân hạnh được cùng tham gia đồng hành với các nhà tư vấn vì sự phát triển của ngành tư vấn quản trị tại Việt Nam.
(Bản tin Global Elite)

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Grow your own - Chiến dịch Marketing xã hội của Heinz

Một thời gian dài bận rộn với các dự án, tạm ngừng viết blog.
Tái xuất giang hồ với Case study của Heinz, tập đoàn thực phẩm lớn thứ ba trên thế giới, my last corporate life... but not least.
Heinz HJ, có trụ sở tại Pennsylvania, là một công ty thực phẩm Mỹ đa quốc gia. Nhờ vị ngon, bổ dưỡng và tiện lợi Heinz trở thành nhãn hiệu thực phẩm nổi tiếng trên sáu lục địa. Nói đến Heinz người ta nói đến nước sốt cà chua. Heinz tuyên bố bán 650 triệu chai nước sốt cà chua mỗi năm và khoảng 2 triệu gói nhỏ nhằm phục vụ cho mọi người. Đối với hàng triệu gia đình trên toàn thế giới, "Nếu không phải là Heinz, thì không phải là nước sốt cà chua."
Heinz đã có mặt trên thị trường hơn 130 năm nay và  luôn tự hào về chất lượng cà chua tươi ngon của mình để làm nên nước sốt cà chua tuyệt hảo. Heinz thậm chí khẳng định rằng "Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải biết chính xác nơi những quả cà chua trong nước sốt cà chua của bạn đến từ đâu". Đó là lý do tại sao trên mỗi chai màu cà chua đáng yêu đó, có một câu nói tuyên bố rằng cà chua của chúng tôi được trồng, chứ không phải được làm nên từ bất cứ phương thức nào khác. Tuy nhiên, thực tế, không phải tất cả mọi người đều biết đến điều này.
Vấn đề đặt ra, làm thế nào để nhắc nhở các bà mẹ và gia đình rằng Heinz Ketchup cà chua là 100% từ các trái cà chua ngon ? Thương hiệu đã sử dụng phương pháp tiếp cận bằng làm tất cả mọi người trong cả nước tự mình trồng cà chua.
Tiến hành chiến dịch
Các bà mẹ và con của họ đã được mời để trồng cà chua, chỉ đơn giản bằng cách đăng ký "Grow Your Own" trên Facebook. Fan có thể nhập thông tin chi tiết của mình để nhận gói hàng của họ bao gồm hạt giống cà chua, được phân phối miễn phí bởi Heinz. Hơn nữa, các bà mẹ vẫn có thể nhận được tất cả thông tin cần thiết từ các hướng dẫn trồng cây được tải vềtrong mục “Tomato School”
Khi các fan có hạt giống miễn phí, thì họ bắt đầu trồng! Và sau đó, trong mỗi giai đoạn, người dùng được khuyến khích chụp lại hành trình trồng cà chua của mình và tải lên "Greenhouse Gallery" , từ khi hạt giống được trồng trong vườn cho đến khi các quả cà chua đã sẵn sàng để thưởng thức.
Bằng cách đăng tải những hình ảnh, họ có thể giành chiến thắng độc quyền từ Heinz Ketchup cà chua mang nhãn hiệu Garden Goodies, và những bức ảnh này không chỉ được đăng tải trên Gallery mà còn được chia sẻ qua cộng đồng Facebook, đó là nguồn cảm hứng rất lớn để kêu gọi những người trồng khác trồng cà chua cho riêng mình.
Khi đến với chiến dịch, fan cũng có thể tham gia trong một trò chơi tương tác với tên gọi "Grow your own" trò chơi mà mọi người hầu như có thể trồng những quả cà chua riêng của họ, và từ đó thông qua thực hành từ trò chơi trực tuyến học có thểhọc thêm được nhiều kinh nghiệm cho cuộc phiêu lưu làm vườn thực sự của họ.

Thành công chiến dịch

"Grow your own" là chiến dịch truyền thông xã hội thành công nhất của Heinz cho đến nay.
Game "Grow Your Own" thu hút sự tham gia  của đông đảo người tiêu dùng và được chơi có đến 59.203 lượt chơi. Các Blogger, người sử dụng Facebook rất yêu chiến dịch này, với hàng tấn bài viết tích cực nói về những trải nghiệm của họ về"Grow Your Own ".
Trong chiến dịch, trang Heinz Tomato Ketchup Facebook đã đạt được một lượng lớn “like” - 66.396, và tương tác được với hơn 11 triệu người trên Facebook, hơn một phần ba số người sử dụng Facebook của Vương quốc Anh.
Quan trọng nhất là thương hiệu đã gửi đi hơn 31.000 gói hạt giống cà chua - một con số khổng lồ - được vun trồng từ hàng ngàn bàn tay của bà mẹ và con của họ… tất cả mọi người đều tìm hiểu về cà chua Heinz Ketchup, thành phần của nó và trồng cà chua của riêng họ!
Heinz đã thành công khi truyền tải được thông điệp cho mọi gia đình rằng Heinz Ketchup là cà chua được trồng, chứ không phải được làm nên từ bất cứ cách nào khác.

(Nguồn từ Wearesocial, Heinz website, IMAS Communication chỉnh sửa, tổng hợp)
Nhất Nguyễn - Ex-Country Manager - Heinz Vietnam

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Chúc mừng năm mới Giáp Ngọ 2014


Năm Giáp Ngọ, chúc mọi người vui vẻ như chim sẻ,
khỏe mạnh như đại bàng, giàu sang như chim phụng,
làm lụng như chim sâu, sống lâu như đà điểu nhé!

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Làm giám đốc tài chính ngày càng khó

Làm giám đốc tài chính ngày càng khó

Theo các diễn giả tại Diễn đàn Giám đốc tài chính-CFO 2013, trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, vai trò của giám đốc tài chính rất quan trọng, đó là người sẽ tham mưu về chiến lược cho Hội đồng quản trị dựa trên tình hình tài chính của công ty và các dự báo dòng tiền.

Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Chủ tịch CMO Council Việt Nam, 
Giám đốc điều hành Global Elite Consulting 
đang chủ trì phiên thảo luận "chiến lược vượt khó" của doanh nghiệp, 
trong diễn đàn sáng nay. Ảnh: Thanh Thương
Theo ông Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Nghiên cứu tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư, trong những lúc doanh nghiệp khó khăn, và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã chọn cách “đánh bóng” hay “hô biến” các số liệu tài chính, thông qua kỹ thuật kế toán của giám đốc tài chính.  Vì vậy, trong bối cảnh này, rất nhiều giám đốc tài chính phải đứng trước hai lựa chọn, một là đạo đức cá nhân và quyền lợi cộng đồng, hai là quyền lợi của doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp để bảo vệ cho doanh nghiệp, người giám đốc tài chính chấp nhận cách làm sai trái, nhưng họ rất khổ tâm với việc này.
Ông Tiến cho rằng để làm một giám đốc tài chính trong sạch, trung thực là một điều rất khó khăn trong thời điểm này.
Ngoài ra, theo ông Tiến ở Việt Nam khái niệm giám đốc tài chính còn mới, và đa phần ở nhiều công ty tại Việt Nam, giám đốc tài chính hay kế toán trưởng có vai trò như nhau, nhưng thực chất, giám đốc tài chính phải là người tham mưu cho hội đồng quản trị trong chiến lược kinh doanh và chịu trách nhiệm với các chiến lược tài chính mình đề ra, kế toán trưởng chỉ là người quản lý tình hình tài chính của công ty.
Trong thời điểm này giám đốc tài chính lại rất cần phải thay đổi, nâng cao vai trò của mình lên, không nên chỉ như là người quản lý các con số lãi lỗ của doanh nghiệp, mà phải nhìn được sự luân chuyển của dòng tiền, và các cách thức tiết giảm chi phí tài chính để doanh nghiệp vượt khó.
Cái khó nhất của giám đốc tài chính, không phải chỉ là hiện tại doanh nghiệp không dễ dàng thu được các khoản nợ khó đòi, hay mất khả năng thanh toán nhanh, mà chính là người lãnh đạo chưa công nhận vai trò tham mưu của họ. Trong khi, rất nhiều trường hợp các dự án đã được triển khai nhưng ban lãnh đạo không tính toán hết được các tình huống, sự khả thi khi bỏ vốn… dẫn đến có khi dòng tiền không về kịp, dự án bị đình trệ, gây lãng phí cho doanh nghiệp, và có khi dẫn doanh nghiệp đến sự phá sản hay giải thể.
“Khi ban lãnh đạo có các quyết định đầu tư, vay nợ, không ai hỏi ý kiến giám đốc tài chính nhưng khi xảy ra vấn đề nư nợ khó đòi hay doanh nghiệp mất thanh khoản thì giám đốc tài chính lại phải chịu trách nhiệm xử lý, đó là nghịch lý ở nhiều công ty hiện nay”, ông Tiến nói thêm. Ông Tiến cho rằng phải có cái nhìn khác về giám đốc tài chính, việc dựa trên việc quản trị tài chính để xác lập ra các chính sách, chiến lược, bước đi của công ty, trong việc cấu trúc nợ, vấn đề tài chính trong dự án đầu tư, không chỉ coi họ là những người ghi chép lại những con số đã diễn ra.
Có mặt tại hội thảo, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Nghiên cứu, chuyên gia kinh tế trưởng Quỹ đầu tư Dragon Capital cho rằng bản thân các quỹ đầu tư khi chọn công ty để bỏ vốn vẫn quan tâm xem công ty có giám đốc tài chính hay không. Vì thường thì ở các công ty có giám đốc tài chính, việc quản lý tài chính sẽ chuyên nghiệp hơn. Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến sản xuất, chưa quan tâm đến các vấn đề lớn như dòng tiền, chiến lược quản trị rủi ro tài chính, điều này rất nguy hiểm cho sự sống còn của doanh nghiệp, nên nhà đầu tư cũng rất cân nhắc khi bỏ vốn vào đây.
Diễn đàn CFO (Giám đốc tài chính)  Việt Nam 2013 có chủ đề “chiến lược vượt khó” do Câu lạc bộ Giám đốc tài chính Việt Nam và Hiệp hội Giám đốc tài chính Nhật Bản, Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc tổ chức tại TPHCM vào ngày 20-11.
Theo Thanh Thương/thesaigontimes.vn