Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Đột phá chiến lược trong hội nhập - VN HR Awards 2015

Phát biểu khai mạc, Nhà văn Nguyễn Thành Phong,Tổng biên tập Báo Lao động và Xã hội (baodansinh.vn), Trưởng ban tổ chức nhấn mạnh: "Sự kiện ngày hôm nay có ý nghĩa rất lớn về cả hai khía cạnh chia sẻ và tiếp nhận. Về mặt chia sẻ,  những CEO hàng đầu có mặt tại đây là những người đã có nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm và chiêm nghiệm trong quá trình vươn lên là người dẫn đầu sẽ mang đến cho diễn đàn những câu chuyện, bài học hay. Về mặt tiếp nhận, họ là những người đứng đầu những tổ chức nhân sự lớn do đó những tiếp nhận của họ sẽ lan tỏa mạnh mẽ hơn".
 "Diễn đàn diễn ra khi chúng ta vừa chứng kiến hai sự kiện quan trọng trên thế giới và khu vực, đó là Việt Nam tham gia ngay từ giai đoạn đầu của TPP, đã kết thúc xong đàm phán và ASEAN trở thành một cộng đồng. Đã có rất nhiều câu chuyện khi chúng ta gia nhập WTO, hôm nay chúng ta sẽ được nghe chia sẻ những trải nghiệm của Phó trưởng Đoàn đàm phán TPP, Vụ trưởng Vụ Thương mại Đa biên Lương Hoàng Thái về kết quả đàm phán cũng như những cơ hội từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)"- TBT Báo Lao động và Xã hội phát biểu.
Thông tin thêm tại sự kiện này, ông Nguyễn Thành Phong cho biết là một người làm báo, ông đã được nghe và chứng kiến rất nhiều câu chuyện về quá trình hội nhập và thấy rằng đây là một quá trình không đơn giản, giống như một mặt trận của trí tuệ, văn hóa, lợi ích quốc gia và sự chia sẻ này đối với các CEO cũng hết sức quan trọng để chúng ta cùng thấm thía những giá trị của nó, những cơ hội nó mang đến. Đồng thời ông cho rằng, cơ hội đã mở ra nhưng thách thức rất lớn. Phát triển bền vững, kiến tạo mạnh mẽ là do con người, thảm họa cũng do con người.  Nhìn ở góc độ toàn cầu, góc độ từng doanh nghiệp, từng đơn vị kinh tế thì thành công bắt đầu từ chính sách nhân sự, con người là động lực là mục tiêu của chúng ta.
 "Tại Diễn đàn ngày hôm nay, chúng tôi thấy rất vinh dự và tự hào với sự có mặt của những CEO hàng đầu, những người đã đồng hành cùng chương trình trong mấy năm qua. Với tư cách là TBT Báo Lao động và Xã hội, cơ quan ngôn luận của Bộ LĐ-TB&XH, xin cảm ơn Talentnet đã đưa ra ý tưởng và cùng chúng tôi là những người đồng hành trong một sự kiện hết sức ý nghĩa và nhân văn này"- TBT Báo Lao động và Xã hội Nguyễn Thành Phong bày tỏ.



Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak tại Việt Nam

What a great moment for Vietnam! Steve Wozniak, cofounder of Apple, in Ho Chi Minh at SMAC conference talking about the impact of technology on today's businesses and the story of how Apple was founded 
"Marketing drives the company, that's why at Apple we value marketing as much as engineering"
"We used to ask smart people when we needed to know something, now we ask somebody else; it starts with G-O, and it's not 'God' ... It's Google."
"To businesses in Vietnam cloud computing means you can focus on what you are good at and let other people run data centers and worry about technology."
"If you ever had a thought and you know you have it but you can't recall it, that means it's not available... This is cloud computing it makes everything available at any time you need it."
"There are times when closed-working is good, but I wish iTunes music would be available on Android phones, I wish more people would be able to use our tools on Android phones. We would sell so much more music."
"Forming Apple was easy, it took us to the sky. We stood out in people's minds because we were 2 young kids building this incredible company."
"Big companies should have a Chief Disruption Officer defining directions which could disrupt the company later in the future and think ahead."
"It's hard to do things the first time."
"Disruptive products come from people with different background and every large company should have a group of people exploring new angles of your core products." (PA)


Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Event của đối tác Forbes Việt Nam - Follow the money

Phát triển bất động sản là một trong những chủ đề sôi nổi nhất của nền kinh tế (Việt Nam) năm 2015. Nhờ sự phục hồi của nền kinh tế cùng sự khởi động của nhiều dự án giao thông đô thị trọng yếu tại những thành phố lớn, trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống tàu điện ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh, hàng trăm dự án mới đã và đang được khởi công trong vòng 12 tháng qua. Bất động sản nghỉ dưỡng cũng đang bán chạy tại những thành phố ven biển và những hòn đảo.
Hội thảo về chủ đề bất động sản năm 2015 của Forbes Vietnam, tổ chức trong tháng 11.2015, sẽ quy tụ các chuyên gia, nhà phát triển bất động sản và giới đầu tư để cùng thảo luận về những xu hướng này, cũng như để tìm hiểu xem dòng vốn đang được rót vào những nơi nào. Hội thảo này hướng đến việc cung cấp cho người tham dự một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về bức tranh toàn cảnh của thị trường bất động sản ở Việt Nam. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về những cơ hội đem lại tỉ suất sinh lời trên vốn đầu tư khả quan nhất trong địa hạt bất động sản.

CHƯƠNG TRÌNH

24.11. 2015
8:00
9:00
9:30
10:15
10:45
11:15
12:00

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

CFO Forum Vietnam 2015 - Partner of CMO Worldwide Vietnam and Global Elite Consulting Corporation

Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (VCFO) phối hợp cùng Hiệp hội Giám đốc Tài chính Nhật Bản (JACFO) và Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) sẽ tổ chức Diễn đàn CFO Việt Nam 2015 với chủ đề thảo luận “Quản trị Tài chính trong Bối cảnh Tiền tệ Hiện nay".

Diễn đàn năm nay hân hạnh đón tiếp sự tham dự của hơn 300 đại biểu, gồm các Giám đốc Tài chính, các Chuyên viên Tài chính cấp cao là thành viên của VCFO, JACFO, ACCA và Hiệp hội Quốc tế các Nhà quản trị Tài chính cấp cao (IAFEI), các chuyên gia từ các tổ chức Tài chính trong nước và quốc tế, cùng các nhà lãnh đạo là Chủ tịch, Tổng Giám đốc các doanh nghiệp  lớn của Việt Nam.

Năm 2015, thị trường tài chính thế giới chứng kiến nhiều biến động từ những thay đổi trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bangvà thậm chí từng đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc “Chiến tranh tiền tệ” lần thứ ba trong lịch sử khi Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – giảm giá nhanh đồng Nhân dân tệ. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, công nghiệp đang sở hữu tỷ trọng nợ bằng ngoại tệ cao, sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt nếu không có năng lực quản trị tài chính tốt.

Thông qua Diễn đàn CFO Việt Nam 2015, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước với kinh nghiệm từng  trải và những phân tích sâu sắc về thực tiễn sẽ giúp người tham dự có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng, những nguyên nhân, cách ứng phó với khủng hoảng tiền tệ.

Từ đó, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy được hướng đi đúng đắn trong công tác quản lý, quyết định đầu tư, huy động vốn và kiểm soát rủi ro, nhằm xây dựng doanh nghiệp phát triển thành công, bền vững và đầy đủ năng lực tài chính để sẵn sàng cho công cuộc hội nhập vào các cộng đồng kinh tế - tài chính lớn trên thế giới.
_________________________

International and Vietnamese financial professionals will gather in Ho Chi Minh City on November 24, 2015 to discuss financial management strategies as the threat of a 'Currency War' looms over the region. 

The forum will be held on the theme of "Financial Management Faces Current Currency Context" and is hosted by Vietnam Financial Officers (VCFO) with the support of Japan Association for CFOs (JACFO), and the Association of Certified Accountants UK (ACCA).

The Vietnam CFO Forum 2015 will welcome 300 delegates, including Chief Financial Officers, Senior Financial Analysts who are members of VCFO, JACFO, ACCA and the International Association of Financial Executives Institutes (IAFEI). There will be experts from domestic and international financial institutions, Chairmen and Chief Executive Officers of top enterprises in Vietnam. The forum will be held at Sheraton Saigon, Ho Chi Minh City on November 24, 2015.

In 2015, global financial markets saw high volatility with monetary policy changes by the Federal Reserve and the devaluation of the Chinese Yuan added to fears of a third global Currency War. In this background, Vietnamese enterprises financed with a high proportion of foreign currency loans in the manufacturing and exporting industries without Financial Management Optimization Strategies can face substantial challenges and be driven to the verge of bankruptcy.

At the Vietnam CFO Forum 2015, local and international experts will share their experience and practices to help attendees gain a broad understanding of the underlying causes as well as potential solution to managing the fallout from the current economic environment, especially from a Currency War.  

After all, the participants will be able to improve decision-making on management, investment, capital mobilization and risk controls, in moving towards sustainable enterprise development with sufficient financial power as Vietnam and the region poised on the threshold of greater international integration.

Photo of CFO Forum 2014

VNHR Summit 2015

Trân trọng kính mời các Anh/chị Chủ Tịch, CEO và Giám Đốc các bộ phận của doanh nghiệp và tập đoàn đến tham dự hôi nghị Nhân sự Việt Nam 2015 lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam.

Hội nghị sẽ giới hạn 500 khách tham dự và diễn ra tại tầng 5, trung tâm sự kiện GEM, số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đakao, Quận 1.

Thời gian: 7h30 – 18h00 

Ngày: thứ Tư, 25/11/2015 

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập AEC, Hội nghị Nhân sự năm nay với chủ đề “Nhân lực Việt sẵn sàng cho AEC – Cộng đồng kinh tế ASEAN”, có 3 mục tiêu lớn dành cho người tham dự:

  1. Tìm hiểu về AEC 2016 và tác động của nó lên ngành nhân sự;

  2. Định hình những khía cạnh chủ chốt để ngành nhân sự lưu giữ lợi thế cạnh tranh trước tác động của AEC;

  3. Nâng cao năng lực nhân sự trong nước thông qua việc kết nối với các chuyên gia và tổ chức trong khu vực.

Tại Hội nghị, chúng tôi đã mời các diễn giả là những người đứng đầu có tầm ảnh hưởng trong ngành nhân sự, và đóng góp lớn nền kinh tế để truyền tải những xu hướng mới trong ngành thông qua các bài phát biểu, chia sẻ, đồng thời thảo luận về những vấn đề chủ chốt khi Việt Nam gia nhập AEC. Từ đó góp phần tr

uyền cảm hứng và tạo nền tảng quản trị theo xu thế mới

Nội dung chương trình gồm các bài chia sẻ, tọa đàm, thảo luận chuyên sâu và hoạt động “networking”. Chi tiết chương trình TẠI ĐÂY​

Danh sách diễn giả: http://vietnamhrsummit.vn/Speaker

Website: http://vietnamhrsummit.vn/

Facebook:  https://www.facebook.com/vnhrsummit/

Giá vé: 2,750,000VNĐ (đã bao gồm VAT)

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Global Elite Consulting Corporation tư vấn và đào tạo cho VCCorp

Global Elite Consulting Corporation tư vấn và đào tạo cho VCCorp



Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Diễn đàn đối thoại CMO - CFO Việt Nam "Đồng hành tạo lập giá trị trong hội nhập" (CMO-CFO Việt Nam cocreates values in the integration

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 05 năm 2015

Giám Đốc Tài Chính (CFO) và Giám Đốc Marketing (CMO) là hai trong những vị trí chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mối quan hệ công việc giữa CMO và CFO luôn là đề tài nóng bỏng cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Diễn đàn đối thoại CMO và CFO Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam năm 2010 do CFO Việt Nam và CMO Worldwide Việt Nam tổ chức với sự đồng hành của Global Elite Consulting Corporation và CFO Capital Việt Nam đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của cộng đồng CMO và CFO Việt Nam. Đây cũng là khởi đầu tốt đẹp cho các hoạt động kết nối giữa CMO và CFO Việt Nam trong những năm qua.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, nhu cầu trao đổi, học tập, hợp tác hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các CMO và CFO ngày càng cấp thiết, đối thoại CMO – CFO 2015 với chủ đề:
“ CFO và CMO VIỆT NAM ĐỒNG HÀNH TẠO LẬP GIÁ TRỊ ”
Đối thoại được tổ chức vào lúc:
Thời gian: Chiều thứ sáu, ngày 22/05/2015, từ 1:30 pm – 5:00 pm
Tại: Khách sạn Sabah Saigon
145 Lê Thị Riêng, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp. HCM
Diễn đàn đối thoại CMO – CFO Việt Nam 2015 mang lại những thông tin hữu ích và có giá trị nhằm giúp cho cộng đồng CMO – CFO Việt Nam ngày càng gắn kết và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp. Chương trình đối thoại bao gồm các nội dung chính như: Tái định nghĩa vai trò và năng lực của CMO và CFO Việt Nam trong hội nhập, CMO và CFO Việt Nam đồng hành tạo lập giá trị, xu hướng hợp tác giữa CMO và CFO Việt Nam, chia sẻ các bài học kinh nghiệm và điển cứu cùng với giao lưu kết nối cộng đồng CMO và CFO Việt Nam.
Diễn đàn đối thoại CMO – CFO Việt Nam 2015 đã hân hạnh được chào đón các diễn giả và đối thoại viên hàng đầu trong đội ngũ CMO và CFO trong và ngoài nước bao gồm: Ông Peter Cheng - CFO - Microsoft Việt Nam, Ông Pulkit Khanna - Group Account Director - Millward Brown Việt Nam, Ông Dương Hải – Nguyên CFO – Citibank Việt Nam, Ông Nguyễn Đình Toàn – Giám Đốc Marketing – Masan Beverage, Bà Hồ Thị Thanh Vân - Giám Đốc Điều Hành Tiếp Thị - AstraZeneca Việt Nam, Ông Nguyễn Ngọc Bách – Nguyên CFO – TNT Việt Nam, Bà Lại Thị Thu Thảo - Phó Tổng Giám Đốc - Bachy Soletanche Việt Nam, Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất – CEO – Global Elite Consulting Corporation
Ông Dương Hải, Phó Giám đốc thường trực CFO Việt Nam nói “CFO cần phải chủ động “tự mời mình” tham gia vào các cuộc họp về kinh doanh để hiểu rõ tình hình kinh doanh của công ty, từ đó CFO có thể hỗ trợ hoạt động kinh doanh tốt hơn.”
Ông Nguyễn Ngọc Bách, Phó Tổng Thư Ký VACD và Giám đốc CFO Việt Nam cho rằng “CFO Việt Nam cần phải thay đổi tư duy mới từ tư duy CFO chỉ đóng vai trò hỗ trợ (back office) thành tư duy CFO là những người đi tiên phong (front office). CFO cần phải thường xuyên ra thị trường để hiểu về công việc kinh doanh từ đó hợp tác hiệu quả hơn với CMO và các C khác trong doanh nghiệp.”
Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Chủ tịch CMO Worldwide Việt Nam và CEO Global Elite Consulting Corporation gợi ý “Đây là giai đoạn quan trọng mà CMO và CFO Việt Nam cần phải tăng cường hợp tác trao đổi về chuyên môn lẫn kinh nghiệm để hội nhập toàn cầu sâu và rộng. CMO Việt Nam cần phải trau dồi thêm về năng lực tài chính, thường xuyên giao tiếp, chia sẻ thông tin và tăng cường hiệu quả làm việc đội nhóm với các đối tác CFO.”
Diễn đàn đối thoại CMO – CFO Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các CMO và CFO Việt Nam và các doanh nghiệp Việt trên con đường hội nhập toàn cầu.
Chúc Quý vị nhiều sức khỏe và thành công.
Trân trọng
Nguyễn Đăng Duy Nhất
Diễn đàn đối thoại CMO – CFO Việt Nam


Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Diễn đàn đối thoại CMO CFO 2015 tại Tp Hồ Chí Minh

Mời mọi người đăng ký tham gia diễn đàn nhé!
Kính thưa Quý Vị,
Giám Đốc Tài Chính (CFO) và Giám Đốc Marketing (CMO) là hai trong những vị trí chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mối quan hệ công việc giữa CMO và CFO luôn là đề tài nóng bỏng cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Diễn đàn đối thoại CMO và CFO Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam năm 2010 do CFO Việt Nam và CMO Worldwide Việt Nam tổ chức được sự đón nhận của cộng đồng CMO và CFO là khởi đầu cho các hoạt động kết nối giữa CMO và CFO Việt Nam trong những năm qua.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, nhu cầu trao đổi, học tập, hợp tác hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các CMO và CFO ngày càng cấp thiết, đối thoại CMO – CFO 2015 với chủ đề:


“CFO và CMO Việt Nam đồng hành tạo lập giá trị”
được tổ chức vào lúc:
Thời gian: chiều thứ sáu, ngày 22/05/2015, từ 1:30 pm – 5:00 pm
Tại: Thành phố Hồ Chí Minh



Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Mô hình kinh doanh - Business Model


Wal-Mart, chuỗi bán lẻ giá rẻ hàng đầu trên thế giới, là một trong những công ty tư nhân thành công nhất nước Mỹ.

Có nhiều yếu tố dẫn đến thành công này, trong đó có việc gần đây Hãng đã sử dụng cấu trúc mô hình kinh doanh của Alexander Osterwalder (nhà nghiên cứu về mô hình kinh doanh, doanh nhân, diễn giả).

Từ chuyện của Wal-Mart 

Áp dụng mô hình Osterwalder, đề xuất giá trị của Wal-Mart dựa trên giải pháp cho khách hàng là giá rẻ mỗi ngày. Wal-Mart không những bán hàng tiện nghi với nhiều chủng loại mà còn là nơi dừng chân mua sắm một lần, nơi khách hàng có thể mua từ cây kim, sợi chỉ đến hàng công nghiệp. Với đề xuất giá trị này, khách hàng sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Wal-Mart xây dựng hệ thống bán hàng trực tiếp. Hãng cũng thường xuyên trao đổi với khách hàng qua các phương tiện truyền thông chi phí thấp, đặc biệt là tận dụng triệt để mạng internet.
Wal-Mart thiết lập quan hệ khách hàng dựa trên cơ sở tự phục vụ và tự động hóa song song với việc kết hợp các sản phẩm cần thiết gần nhau. Wal-Mart phân loại khách hàng thành 3 nhóm chính: những người có thu thập thấp thích hàng hiệu, những người mua sắm giàu có nhưng thích giá rẻ và những người thích giá rẻ nhưng không thể mua nhiều.
Wal-Mart tập trung vào 3 hoạt động then chốt: Mua hàng hóa, phân phối và kiểm soát chi phí.
Nguồn lực then chốt của Hãng bao gồm kho bãi và hậu cần, con người. Văn hóa công ty đề cao việc nhân viên cải thiện bản thân, kỷ luật và lòng trung thành.
Hãng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung ứng, xem họ như là một thành phần của chuỗi giá trị và tận dụng lợi thế mua nhiều với giá thấp.
Dòng doanh thu của Wal-Mart được tạo ra chủ yếu từ bán lẻ. Ngoài ra, doanh thu cũng đến từ những thương hiệu dán nhãn Wal-Mart.
Cấu trúc chi phí của Wal-Mart tập trung vào việc giảm thiểu chi phí và tiết kiệm dựa trên quy mô lớn; áp dụng công nghệ thông tin. Wal-Mart cũng nổi tiếng với những phương pháp chuyển chi phí hoạt động sang phía nhà cung ứng.
Thành công của Wal-Mart là nhờ Hãng đã áp dụng triệt để mô hình kinh doanh này vào hoạt động của từng cửa hàng bán lẻ.
Tuy vậy, cũng với mô hình này Wal-Mart đã thất bại và phải rút khỏi Hàn Quốc. Việc vận dụng và thay đổi mô hình kinh doanh là cần thiết ngay cả đối với những doanh nghiệp hàng đầu như Wal-Mart nếu muốn thành công.
Từ việc phân tích mô hình kinh doanh của Wal-Mart có thể thấy, nếu lựa chọn cấu trúc mô hình kinh doanh theo Osterwalder, doanh nghiệp cần phân tích 9 thành phần của mô hình đó rồi đối chiếu với điểm mạnh, điểm yếu của mình. Sau khi đã phân tích kỹ lưỡng, doanh nghiệp có thể ra quyết định về việc thay đổi mô hình kinh doanh. Bất kỳ thay đổi nhỏ nhất trong mô hình kinh doanh cũng kèm theo rất nhiều rủi ro mà doanh nghiệp cần phải tiên liệu trong quá trình quản trị.

Tới chuyện của Big C và Masan

Tại Việt Nam, chuỗi siêu thị Big C từng gặp phải rủi ro khi áp dụng mô hình bán lẻ với mục tiêu cung cấp các sản phẩm chất lượng và giá cao hoặc ngang bằng với Co.opMart. Big C đã không thể tối ưu hóa được chi phí và lợi nhuận thấp dù đã từng thành công với mô hình này ở nhiều nước. Tuy nhiên, những năm gần đây Big C đã chuyển hướng trở thành chuỗi siêu thị giá rẻ với nhiều khuyến mãi và có vẻ như đang cạnh tranh với Metro, mặc dù Metro chủ yếu là bán sỉ. Nghiên cứu gần đây của người viết cho thấy Big C là siêu thị có nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá nhất tại Việt Nam.
Với sự thay đổi mô hình kinh doanh, Big C đã phải tập trung vào việc thương lượng với nhà cung cấp một cách quyết liệt để có những hợp đồng giá tốt nhất. Thậm chí họ đã từ chối nhiều nhà cung cấp trong thời gian dài nếu không chấp nhận các điều khoản, quy định của họ. Với mô hình kinh doanh mới, Big C đã gặt hái được một số thành công nhất định.
Cũng như Big C, Công ty Cổ phần Hàng Tiêu dùng Masan từng thất bại với mô hình kinh doanh bán lẻ. Công ty sau đó đã tập trung sang ngành hàng tiêu dùng nhanh với sự thành công của sản phẩm nước tương và nước mắm. Masan đã đa dạng hóa sản phẩm với mì gói và cũng đã đạt được thành công đáng kể. Gần đây, Masan đã mở rộng mô hình kinh doanh theo hướng mua bán và sáp nhập, bằng cách mua lại phần lớn cổ phần của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe).


Điều duy nhất không thay đổi là sự thay đổi

Có một đáp số chung là dường như để có được mô hình kinh doanh thành công, doanh nghiệp đã từng trải nghiệm và thất bại. Như vậy để hạn chế rủi ro trong quá trình thay đổi mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có quy trình quản trị sự thay đổi và quản trị rủi ro.
Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, do vậy việc xác định lại hoặc thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp là một trong những câu hỏi mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm ra câu trả lời.
Dù muốn hay không, luôn có một chân lý “chỉ có một điều duy nhất không thay đổi, đó là sự thay đổi”. Doanh nghiệp nào sớm tìm ra và thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp trước đối thủ cạnh tranh thì sẽ chiếm giữ vị thế tiên phong và có cơ hội dẫn dắt thị trường.

(*) Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Chiến lược và Quản lý Global Elite

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Việt Nam và Singapore qua đám tang của Lý Quang Diệu

Xem trực tiếp đám tang Lý Quang Diệu, queue up 10h mới vào viếng được, trật tự, được phát bánh nước, không cờ xí, băng rôn, vòng hoa rườm rà, không có cảnh xô đẩy dựt dọc hay va chạm giữa các bên...Người nổi tiếng mà đám tang giản dị như thế. Từ văn hoá xếp hàng đến văn hoá đám tang... trông người mà nghĩ đến ta. Mọi thứ rình rang tốn kém ở nước ta bao giờ mới thay đổi nhỉ chưa nói đến cái lớn là văn hoá.... Aizaaaaaaa



Tiến sỹ Vũ Minh Khương, từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, cho rằng Việt Nam nên học ba nguyên tắc xây dựng nhà nước mạnh của ông Lý Quang Diệu.
"Tưởng thưởng những người có tài năng, cống hiến sẽ là bước đột phá rất lớn", ông nhận định.
"Thứ hai là hãy nói thực chất đất nước sẽ đi đến đâu 20, 30 năm nữa, làm sao vượt qua thách thức khu vực.

"Và phải trung thực. Đừng bắt cán bộ phải nói dối, xem như chuyện thường ngày," tiến sỹ Khương nhận định.




Tập hợp nhân tài
Tôi bước ra ngoài. Kim đồng hồ chỉ đúng 6h30, tức là đúng bốn tiếng tính từ lúc tôi đến nơi. Tính ra tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều so với những người phải đứng chờ đến sáu, bảy tiếng đồng hồ giữa trời nắng gắt. Bên ngoài, dòng người đang chờ đến lượt vào trong vẫn còn dài vô tận.
Vẫn còn một bất ngờ: những người dân vừa viếng ông Lý xong bước ra ngoài được một người đàn ông trang phục chỉnh tề, đeo băng tang kính cẩn bắt tay từng người cám ơn vì đã đến viếng. Một cử chỉ làm tôi cảm thấy ấm lòng vì tình cảm và tấm lòng của người dân đối với ông Lý được trân trọng. Tôi hỏi thăm thì được biết người đàn ông đó là một nghị sỹ Quốc hội.
Tôi chợt nhớ lại câu chuyện mà tôi trao đổi với người tài xế taxi đã chở tôi từ sân bay về khách sạn. Vốn là một cựu quân nhân, ông nói với tôi thành công của Singapore không phải chỉ riêng một mình ông Lý mà là cả một đội ngũ nhân tài mà ông Lý đã tập hợp được.
Tôi đồng ý với người tài xế này, nhưng tôi cũng nói với ông rằng tập hợp được và sử dụng được nhiều người tài như thế thì ông Lý phải là người tài giỏi đứng cao hơn hết cả những người tài kia. Ngẫm lại, trong số những người tài đang phụng sự Singapore, có không ít người Việt Nam không được chính quyền nước mình trọng dụng nên cuối cùng phải đem góp sức giúp cho nước người.
Như thế thì Việt Nam và Singapore, hiện giờ đã một trời một vực, trông sẽ còn cách xa đến mức nào? (PV Nguyễn Lê - BBC)
Sài Gòn 29/03/2015



Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

RIP Lý Quang Diệu

"Lý Quang Diệu có thể gọi một cách chính xác là cha đẻ của nước Singapore hiện đại. Ông đã thực hiện nhiều chính sách được cả châu Á học hỏi, và ông đã nâng cao đáng kể uy tín, vị thế của Singapore. Di sản đó sẽ tồn tại mãi."

-- John Major, thủ tướng Anh 1990 - 1997 --


Sau một khoảng thời gian dài thường hỏi những đồng nghiệp của mình: "Mục tiêu lớn nhất mà em muốn đạt được là gì?", câu trả lời mà tôi nhận được có khi là không biết mình muốn gì, cho dù là mục tiêu dài hạn 3-5 năm hay 6 tháng ngắn ngủi.

Trong quyển sách "Đối thoại với Lý Quang Diệu", Tom Plate đã gợi mở cho chúng ta cách để tìm thấy tầm nhìn của chính mình.

Tom Plate viết rằng
Nếu Singapore không có mối quan hệ tốt với những thế lực lớn mạnh hơn Singapore thì đất nước này càng nhỏ bé hơn, có thể bị thụt lùi hoặc thậm chí bị nước khác nuốt chửng - và thế là hết. Lý Quang Diệu thường xuyên nói đến việc Singapore nhỏ bé cần thiết phải nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh và hành động.
Với mỗi người, tầm nhìn là rất khác nhau. Có người nhìn thấy bức tranh rộng hơn, có người nhìn thấy những chi tiết, có người nhìn thấy 10 năm sau, có người chỉ nhìn thấy lương tháng hiện tại. Lý Quang Diệu nói:
Tập đoàn đa quốc gia Shell Oil đã cho tôi ý tưởng từ cụm từ "năng lực trực thăng". Có nghĩa là người đó có thể nhìn thấy một vấn đề trong tổng thể, có thể nhìn vào chi tiết cần giải quyết và tập trung vào đó. Khả năng đó gọi là 'năng lực trực thăng'. Vậy nếu anh ở vị trí quá thấp thì 'năng lực trực thăng' của anh cũng thấp, anh không thể thấy được toàn cảnh bức tranh và cũng không có khả năng đi sâu vào chi tiết.
Ông giải thích thêm về bức tranh rộng lớn ở góc độ một quốc gia với tầm nhìn 20-30 năm sau:
Bức tranh rộng lớn ở đây có nghĩa là: anh có thể thấy được vấn đề này là một phần của vấn đề khác. Lấy Singapore làm ví dụ. Singapore không tồn tại riêng biệt. Cái anh thấy ở Singapore là sự phản chiếu của cả thế giới chứa đựng nó, thế giới có mối dây liên kết với nó. Thế giới mà Singapore có kết nối đang mở rộng hơn nhờ công nghệ. 
Do đó, bức tranh rộng lớn hơn là như thế này: Singapore không chỉ phụ thuộc vào những gì đang diễn ra ở Johor, ở Indonesia hay ở Asean mà còn phụ thuộc vào những gì đang diễn ra ở Mỹ - với trật tự thế giới như hiện nay. Nếu là ba mươi năm trước thì tôi sẽ nói Mỹ, châu Âu, Nhật Bản là những động cơ phát triển của thế giới. Dần dần mọi thứ thay đổi. Ngày nay, Mỹ vẫn là số một, Nhật Bản là số hai, châu Âu là số ba và tiềm năng thuộc về Trung Quốc - số bốn, có lẽ họ sẽ là số hai trong 20 năm nữa, và Ấn Độ, hiện có lẽ là số bảy nhưng sẽ chỉ xếp sau Trung Quốc sau 20, 30 năm tới. Tức là anh phải xét đến các yếu tố đó trong phép tính của anh khi tiến hành các chính sách.  
Với tầm nhìn đó, ngoài quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, Singapore cũng giống các quốc gia trong khu vực : "Không một nước nào trong khu vực lại muốn đánh cược tất cả vào Trung Quốc" vì "có thể Trung Quốc sẽ đi theo con đường "trỗi dậy hoà bình" hoặc "một ngày nào đó Trung Quốc sẽ tỉnh giấc và theo chân những người khổng lồ trong lịch sử nuốt tươi những quốc gia bé nhỏ xung quanh". Khi đó, Ấn Độ sẽ có vai trò hữu ích. Và Lý Quang Diệu nói đến chuyện trăm năm
Đối trọng sẽ là ai? Không thể là Nhật Bản. Họ không có đủ năng lực. Nhật Bản cộng với Mỹ thì được, có thể là một đối trọng cả về mặt kinh tế, tự nhiên và quân sự. Nhưng chỉ trong châu Á thôi thì sẽ là ai, vì trong 100, 200 năm nữa, Mỹ sẽ ngày càng ít khả năng chi phối châu Á? Ấn Độ sẽ đóng vai trò đó.
Vì vậy chúng tôi xây dựng mối quan hệ với Ấn Độ. Trong hàng chục năm, Thủ tướng Manmohan Singh và tôi nỗ lực đưa người Ấn Độ tham gia vào Đông Nam Á. Từ tận thời Indira Gandhi cơ.
Khi bạn nhìn thấy trước bức tranh toàn cảnh, nhìn thấy vấn đề cần phải giải quyết và tập trung vào đó, bạn sẽ đi xa. Với tầm nhìn của riêng mình, bạn sẽ có một ngọn hải đăng của tương lai, giúp bạn biết bạn nên lựa chọn công việc nào, nên quyết định ra sao, cái gì nên giữ lại và cái gì nên bỏ đi để tiến nhanh về nơi bạn đã chọn.
(Blog Cham Xanh)

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Việt Nam những con số biết nói 2014, vậy 2015 có những con số nào đáng nói???


Tiến Lên – Ta Quyết Tiến Lên Hàng Đầu
Dân số:
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt dân số, Việt Nam không phải kém.
Diện tích:
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những đơn vị chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia. Ở vị trí thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt diện tích, Việt Nam không phải là kém.
Duyên Hải:
Việt Nam là một quốc gia có địa thế rất đặc biệt; vừa tiếp diện biển ở phía Đông, vừa dựa vào rừng cây và cao nguyên ở phía Tây. Việt Nam đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3,444 cây số. Nên biết rằng, có 47 quốc gia trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và 35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. Bởi vậy, xét về mặt bề dài duyên hải, Việt Nam không phải là kém.
Rừng cây:
Việt Nam có tổng số diện tích rừng đứng hàng 45/192 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123,000 cây số vuông. Rừng Việt Nam được xếp loại rừng có hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt.Mặc dù rừng cây ở Việt Nam bị khai thác một cách bừa bãi, nó vẫn nằm ở vị trí 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng.Bời vậy, xét về mặt diện tích rừng cây, Việt Nam không phải là kém.
Đất canh tác:
Việt Nam có tổng số đất canh tác là 30,000 cây số vuông, đứng hàng 32/236 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Tổng số lượng lúa được Việt Nam canh tác đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong số 20 quốc gia canh tác lúa gạo. Xét về mặt đất canh tác (và đặc biệt canh tác lúa gạo), Việt Nam không phải là kém.
  Việt Nam không nhỏ với đơn vị kích thước, dân số, đất đai, biển đảo, rừng cây v..v… nhưng lại yếu kém về phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội, và văn hóa… do quản lý rất tồi:
1. Giáo dục:
Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có một trường đại học nào của Việt Nam được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng.
2. Bằng sáng chế:
Theo International Property Rights Index [8], Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.
3. Ô nhiễm:
Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.
4. Thu nhập tính theo đầu người:
Tuy thu nhập quốc gia của Việt Nam đứng hàng 57/193, Việt Nam lại đứng hàng 123/182 quốc gia tính theo thu nhập bình quân đầu người. Có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.
5. Tham nhũng:
Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.
6. Tự do ngôn luận:
Theo chỉ số tự do ngôn luận (freedom of press), Việt Nam đứng vị trí 174/180, chỉ hơn Trung Quốc, Bắc Hàn, Syria, Somalia, Turkmenistan và Eritrea, có nghĩa là nằm trong nhóm 1/20 thấp nhất thế giới.
7. Phát triển xã hội:
Theo chỉ số phát triển xã hội, Việt Nam không có trong bảng vì không đủ số liệu để thống kê. Trong khi đó, theo chỉ số chất lưọng sống (Quality of Life) thì Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76, có nghĩa là gần chót bảng.
8. Y tế:
Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.
Theo Việt Nam Văn Hiến – 24 Oct 2014