Phỏng vấn chuyên đề “Marketing cho giới trẻ”
Xin ông cho biết tiềm năng của phân khúc thị trường người tiêu dùng trẻ Việt Nam? Những công cụ nào các marketer nên sử dụng để tiếp cận và chinh phục hiệu quả phân khúc khách hàng trẻ tuổi đầy tiềm năng này?
Trong năm 2008, những người tiêu dùng tuổi teen (15-19 tuổi) và người tiêu dùng thanh niên (20-30 tuổi) chiếm đến 34% tổng dân số tương đương khoảng 37 triệu người. Theo dự báo dân số của Việt Nam đến năm 2013 sẽ có khoảng 48% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi. Như vậy đây là một phân khúc thị trường đầy tiềm năng trong thời gian tới đây cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trước hết, các marketer cần phải thấu hiểu khách hàng và nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của giới trẻ. Teen Việt hiện nay là những người sinh ra vào giai đoạn đất nước mở cửa sau năm 1990. Họ sống trong giai đoạn hàng hóa bắt đầu phong phú, cuộc sống bớt khó khăn hơn và cởi mở hơn. Họ nhận được sự đầu tư và chăm sóc chu đáo của gia đình, nhiều cơ hội được mở ra để tiếp cận với tri thức và công nghệ. Họ trở nên năng động hơn, tự tin hơn, sành điệu về công nghệ hơn và quan điểm sống ngày càng thoáng hơn. Họ là một thế hệ mới dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, cởi mở đón nhận những cái mới mẻ nhưng họ cũng xa dần với các giá trị truyền thống nhưng họ lại thích giao du, chat, tham gia các cộng đồng mạng, họ bày tỏ cảm xúc mạnh mẽ hơn và thẳng thắn hơn, thích khẳng định cái tôi…Sau khi đã thấu hiểu phân khúc Teen, các doanh nghiệp có thể áp dụng các công cụ marketing hiệu quả thời @ hay marketing số (digital marketing) ví dụ như chat, mạng xã hội, viral marketing, các website tương tác, blog, mobile marketing v.v. Bên cạnh đó, tổ chức các sự kiện về công nghệ, âm nhạc, các cuộc thi, các sân chơi mang tính thử thách cho giới trẻ… cũng là những công cụ tốt để chinh phục giới trẻ. Teen là đối tượng tiềm năng nhưng họ cũng đòi hỏi cao hơn về mặt chất lượng, thẩm mỹ cũng như các giá trị tăng thêm như sự độc đáo, tiện lợi và đa năng chính vì vậy các công ty cần phải quan tâm cải tiến không ngừng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu này của Teen.
Theo ông, đối với việc Marketing cho tuổi Teen, những điều gì marketer nên tránh?
Đối tượng Teen là một đối tượng rất đặc biệt vì giai đoạn này là giai đoạn hoàn thiện con người và tính cách. Teen rất dễ dàng bị tác động bởi các phương tiện truyền thông, một số không kiểm soát được bản thân và cuộc sống vì bị lôi cuốn vào lối sống ảo của chat, blog và mạng xã hội, v.v. Chính vì vậy, các marketer cần phải đưa vào các các chiến dịch truyền thông những thông điệp mang tính giáo dục và định hướng cho Teen. Những chiến dịch truyền thông Marketing sử dụng những đề tài nhạy cảm như tình yêu, sex, hot boy, hot girl…là một xu hướng hấp dẫn và được Teen đón nhận mạnh mẽ vì sự tò mò và trào lưu. Đây không phải là phương tiện xấu nhưng cần được các marketer tận dụng một cách khéo léo nhằm tuyên truyền song song với việc giáo dục và định hướng về lối sống cho Teen. Có như vậy, thông điệp sản phẩm và dịch vụ vẫn đến được với Teen một cách hiệu quả, giúp đạt được mục tiêu doanh nghiệp đồng thời đóng góp một cách thiết thực trong việc giáo dục lối sống và phong cách tiêu dùng cho Teen.
Xin cảm ơn ông và chúc ông thành công trong công việc và cuộc sống!
Phỏng vấn “Nhịp cầu đầu tư” 10/05/2009
Thứ Năm, 11 tháng 6, 2009
Thứ Hai, 8 tháng 6, 2009
Quản trị hiệu quả công việc toàn diện
Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiếu tầm nhìn trong quản trị doanh nghiệp Cập nhật: 11-5-2009
(Minh Tuấn )
Coi trọng bộ phận đầu tư tài chính, xem nhẹ việc cải tiến chất lượng bộ phận sản xuất - kinh doanh là nguyên nhân chính dẫn tới quản trị DN kém hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Trung Thẳng, Viện trưởng Viện Marketing và Quản trị Việt Nam, tại Hội thảo về marketing và quản trị doanh nghiệp (DN) diễn ra tại TP.HCM cuối tuần qua, các DN Việt Nam vẫn còn thiếu tầm nhìn chiến lược trong việc quản trị DN. Thực tế cho thấy, không ít DN còn lúng túng trong công tác hoạch định chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc. Không ít DN đánh giá nhân viên qua doanh số, lợi nhuận hoặc theo cảm tính. Một số khác mô phỏng mô hình quản trị của các công ty đa quốc gia và cho rằng, đó là mô hình quốc tế, nhưng lại không đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều công ty đã đặt nặng các chỉ tiêu tài chính hơn là tập trung vào sản xuất, kinh doanh. Đây là điểm rất khác biệt so với các DN thành công trên thế giới. Theo nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu thị trường McKinsey, những DN thành công trên thế giới khi nghiên cứu thực hiện chiến lược phát triển thường tập trung vào các khía cạnh như: sức khỏe thị trường (70%), sức khỏe tổ chức (55%), sức khỏe mạng lưới (40%), sức khỏe tài chính (31%), sức khỏe vận hành (28%). Sức khỏe của các DN Việt Nam đã có sự sụt giảm và kém phát triển do nhiều DN coi trọng bộ phận đầu tư tài chính, mà không cải tiến chất lượng bộ phận sản xuất - kinh doanh.
Để giải quyết khó khăn trên, ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Trưởng đại diện Công ty Heinz USA cho rằng: “Điều quan trọng nhất không phải là hệ thống nào đang sử dụng, mà phải có một hệ thống quản trị. Tạo ra văn hóa định hướng mục tiêu, giúp nhận biết định hướng đóng góp công việc, nâng cao hiểu biết về mong đợi công việc, đo lường hiệu quả công việc thật sự của nhân viên”. Việc có một hệ thống quản trị DN tốt sẽ kiềm chế sự kiêu căng của những lao động xuất sắc, giúp tăng năng suất lao động của tổ chức.
Ông Lưu Trọng Tuấn, Trưởng đại diện Công ty Liven Agrichem cho rằng, nâng cao chất lượng quản trị liên quan đến sự thông hiểu và tác động đến các vấn đề hoạt động ở từng cấp độ trong tổ chức, cá nhân. Hiệu quả liên quan đến “làm đúng việc, đúng lúc, đúng chất lượng” trong thực hành, kết hợp với việc khen thưởng xứng đáng. Cần phải hết sức tránh việc nhân viên rời bỏ tổ chức của mình, hoặc sao lãng công việc với những lý do như: “Ở tổ chức này, làm giỏi cũng như làm kém… Lương ai cũng tăng giống nhau, mỗi năm 5%”; “… Lãnh đạo xuất phát từ dân kỹ thuật, nên rất quan tâm đến quy trình công nghệ và chuyên môn kỹ thuật, việc đầu tư tiếp thị và bán hàng rất khó thuyết phục”; hoặc “Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, chiến lược đều có, nhưng thực tế công việc hàng ngày chẳng liên quan gì, chỉ chạy theo doanh số”...
Ông Vũ Thế Dự, Tổng giám đốc Công ty GfK Asia cho biết, để nâng cao chất lượng quản trị công việc, rất nhiều tổ chức đã áp dụng Hệ thống Quản lý chiến lược theo thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard). Ưu điểm của hệ thống này là kích thích và duy trì được niềm tin của người lao động vào chiến lược phát triển của tổ chức. Các nhân viên luôn hiểu rõ vai trò và những đóng góp sẽ được tổ chức ghi nhận với mức độ công bằng cao. Công ty GfK Asia đã áp dụng hệ thống này tại Việt Nam và 10 nước châu Á. Từ khi áp dụng hệ thống Balanced Scorecard, doanh thu của các nước trên đã tăng trưởng gấp đôi.
Thiếu tầm nhìn trong quản trị doanh nghiệp Cập nhật: 11-5-2009
(Minh Tuấn )
Coi trọng bộ phận đầu tư tài chính, xem nhẹ việc cải tiến chất lượng bộ phận sản xuất - kinh doanh là nguyên nhân chính dẫn tới quản trị DN kém hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Trung Thẳng, Viện trưởng Viện Marketing và Quản trị Việt Nam, tại Hội thảo về marketing và quản trị doanh nghiệp (DN) diễn ra tại TP.HCM cuối tuần qua, các DN Việt Nam vẫn còn thiếu tầm nhìn chiến lược trong việc quản trị DN. Thực tế cho thấy, không ít DN còn lúng túng trong công tác hoạch định chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc. Không ít DN đánh giá nhân viên qua doanh số, lợi nhuận hoặc theo cảm tính. Một số khác mô phỏng mô hình quản trị của các công ty đa quốc gia và cho rằng, đó là mô hình quốc tế, nhưng lại không đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều công ty đã đặt nặng các chỉ tiêu tài chính hơn là tập trung vào sản xuất, kinh doanh. Đây là điểm rất khác biệt so với các DN thành công trên thế giới. Theo nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu thị trường McKinsey, những DN thành công trên thế giới khi nghiên cứu thực hiện chiến lược phát triển thường tập trung vào các khía cạnh như: sức khỏe thị trường (70%), sức khỏe tổ chức (55%), sức khỏe mạng lưới (40%), sức khỏe tài chính (31%), sức khỏe vận hành (28%). Sức khỏe của các DN Việt Nam đã có sự sụt giảm và kém phát triển do nhiều DN coi trọng bộ phận đầu tư tài chính, mà không cải tiến chất lượng bộ phận sản xuất - kinh doanh.
Để giải quyết khó khăn trên, ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Trưởng đại diện Công ty Heinz USA cho rằng: “Điều quan trọng nhất không phải là hệ thống nào đang sử dụng, mà phải có một hệ thống quản trị. Tạo ra văn hóa định hướng mục tiêu, giúp nhận biết định hướng đóng góp công việc, nâng cao hiểu biết về mong đợi công việc, đo lường hiệu quả công việc thật sự của nhân viên”. Việc có một hệ thống quản trị DN tốt sẽ kiềm chế sự kiêu căng của những lao động xuất sắc, giúp tăng năng suất lao động của tổ chức.
Ông Lưu Trọng Tuấn, Trưởng đại diện Công ty Liven Agrichem cho rằng, nâng cao chất lượng quản trị liên quan đến sự thông hiểu và tác động đến các vấn đề hoạt động ở từng cấp độ trong tổ chức, cá nhân. Hiệu quả liên quan đến “làm đúng việc, đúng lúc, đúng chất lượng” trong thực hành, kết hợp với việc khen thưởng xứng đáng. Cần phải hết sức tránh việc nhân viên rời bỏ tổ chức của mình, hoặc sao lãng công việc với những lý do như: “Ở tổ chức này, làm giỏi cũng như làm kém… Lương ai cũng tăng giống nhau, mỗi năm 5%”; “… Lãnh đạo xuất phát từ dân kỹ thuật, nên rất quan tâm đến quy trình công nghệ và chuyên môn kỹ thuật, việc đầu tư tiếp thị và bán hàng rất khó thuyết phục”; hoặc “Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, chiến lược đều có, nhưng thực tế công việc hàng ngày chẳng liên quan gì, chỉ chạy theo doanh số”...
Ông Vũ Thế Dự, Tổng giám đốc Công ty GfK Asia cho biết, để nâng cao chất lượng quản trị công việc, rất nhiều tổ chức đã áp dụng Hệ thống Quản lý chiến lược theo thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard). Ưu điểm của hệ thống này là kích thích và duy trì được niềm tin của người lao động vào chiến lược phát triển của tổ chức. Các nhân viên luôn hiểu rõ vai trò và những đóng góp sẽ được tổ chức ghi nhận với mức độ công bằng cao. Công ty GfK Asia đã áp dụng hệ thống này tại Việt Nam và 10 nước châu Á. Từ khi áp dụng hệ thống Balanced Scorecard, doanh thu của các nước trên đã tăng trưởng gấp đôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)