Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Loạn thị trường "Made in Vietnam" - Giải pháp


Loạn thị trường "Made in Vietnam" - Giải pháp


Chính sự 'vô can' của các nhà sản xuất đã khiến đại lý được quyền 'đẩy giá', làm loạn thị trường hàng hóa 'made in Vietnam'.

Lệch giá là... tất yếu?

Giải thích cho sự "loạn" giá sản phẩm trên thị trường, bà Vũ Thị Ngà, trưởng phòng maketing Công ty nội thất Hòa Phát cho biết, phía công ty chỉ quản lý giá bán buôn sản phẩm cho các đại lý, nhà phân phối hoặc chuỗi cửa hàng của Hòa Phát, còn vềgiá cả khi đến tay người tiêu dùng thì công ty không chịu trách nhiệm.

Theo bà Ngà, công ty nội thất Hòa Phát cũng có niêm yết bảnggiá bán lẻ, tuy nhiên chỉ các nhà phân phối chính thức của công ty mới tuân thủ đối với giá bán này, còn lại các đại lý hoặc cửa hàng khác có quyền thêm vào giá sản phẩm các chi phí như vận chuyển, lắp đặt... Do vậy, có sự chênh nhau về giá sản phẩm giữa các cửa hàng là tất yếu. “Công ty nội thất Hòa Phát và các cửa hàng, địa lý bán sản phẩm của nội thất Hòa Phát trên thị trường hiện nay là quan hệ giữa những đối tác kinh doanh độc lập. Do vậy,giá các sản phẩm hoàn toàn do phía cửa hàng, đại lý quyết định, đó là quyền của họ nên phía công ty không can thiệp”,bà Ngà nói.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Tâm, nhân viên phòng maketing Công ty nội thất Xuân Hòa cũng cho biết, phía công ty không can thiệp vào giá bán sản phẩm của các đại lý. Tất cả các địa lý đều là doanh nghiệp độc lập với công ty. Khi nội thất Xuân Hòa bán sản phẩm cho đại lý thì sản phẩm đã trở thành tài sản của đại lý nên công ty không có quyền quyết định giá đối với sản phẩm. “Việc định giá bán sản phẩm được các đại lý xác định theo quy luật cung cầu, nếu người tiêu dùng thấy thuận mua, vừa bán thì giao dịch với đại lý đó”, chị Tâm cho hay.



Tình trạng 'loạn' giá của các sản phẩm 'made in Vietnam' khiến người tiêu dùng mệt mỏi, mất lòng tin.


Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội thép Việt Nam, cũng khẳng định, Hiệp hội chỉ quản lý được gía thép của nhà sản xuất, còn các hệ thống phân phối thì không thể vì cực kỳ khó. Các cửa hàng, hệ thống phân phối "thiên la địa võng", rải khắp nơi nên không thể biết được họ kinh doanh như thế nào mà quản lý, do vậy, sự chênh lệch giá đến với người tiêu dùng là tất yếu. Ông Nghi nói: “Hiện, Bộ Công thương cũng đang đau đầu về hệ thống phân phối, các cửa hàng, công ty bán lẻ với những mức giá chênh lệch mà không biết quản lý bằng cách nào vì quá rộng. Một số nơi họ muốn khắc phục bằng cách tổ chức sàn giao dịch thép, ý tưởng này rất mới, tiến tiến nhưng lại khó thực hiện”.

Theo ông Nghi, có một nghịch lý mà chỉ xảy ra ở Việt Nam là người tiêu dùng, chủ yếu là các nhà làm công trình thì không muốn mua thép trực tiếp của nhà sản xuất và các nhà sản xuất cũng không muốn bán trực tiếp cho người tiêu dùng mặc dù nếu mua trực tiếp của nhà sản xuất, nhà đầu tư công trình sẽ được lợi vềgiá thành hơn rất nhiều. “Đơn vị sản xuất không muốn bán trực tiếp cho nhà đầu tư vì lo ngại rủi ro sẽ lớn nên họ muốn bán cho các công ty, đại lý cấp 1, rồi các công ty này lại bán lại cho hệ thống cửa hàng tiếp theo… sau đó, mới đến tay nhà đầu tư. Còn nhà đầu tư không muốn mua trực tiếp của đơn vị sản xuất vì để nhận được công trình họ đã khá tốn kém rồi nên họ muốn con đường mua nguyên vật liệu vàng vòng vèo càng tốt vì sẽ dễ dàng biến hóa…để có lợi cho họ”, ông Nghi giải thích.

Ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu Việt

Trao đổi với Đất Việt, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, nhà sản xuất không can thiệp vào giá bán của các đại lý nghía là đại lý được tự ý đưa ra những mức giá khác nhau nhưng phải nằm trong giới hạn và sự hợp lý về kinh tế. Còn nếu có sự chênh lệch giá cả quá lớn trên thị trường, nhà sản xuất nên xem xét để có những biện pháp xử lý thích hợp để tránh ảnh hưởng đến thương hiệu.



Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đếnhiệu quả xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt trên thị trường.


Theo ông Doanh, bên cạnh những yếu tố về mẫu mã, chất lượng sản phẩm thì giá cả ổn định cũng là một yếu tố giúp thương hiệu nhà sản xuất đứng vững trên thi trường. “Thực trạng mỗi nơi mỗi giá cho cùng một sản phẩm của một số mặt hàng “made in Việt Nam” hiện nay làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt trên thị trường. Người tiêu dùng không chỉ lúng túng mà còn cảm thấy bán tín bán nghi vào sản phẩm, điều này làm giảm uy tín của chính doanh nghiệp sản xuất”, ông Doanh nói.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân, cho rằng, để xây dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường thì nhà sản xuất nên có trách nhiệm quản lý về chất lượng cũng nhưgiá thành sản phẩm đối với các cửa hàng, đại lý bán sản phẩm của mình.

Ông Thành phân tích: “Để xây dựng một đại lý, do những chi phí khác nhau như vận chuyển, thuê mặt bằng, vùng sâu, vùng xa… mà sản phẩm bán ra của mỗi đại lý, mỗi nơi có thể có những mức giá khác nhau. Tuy nhiên, sự chênh nhau này phải ở mức độ hợp lý. Theo tôi, nhà sản xuất nên kiểm soát vấn đề này để tránh tình trạng đại lý nâng giá vô tội vạ. Nếu việc quản lý không tốt, giá cả loạn sẽ khiến người tiêu dùng, thị trường mệt mỏi, mất lòng tin, ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của nhà sản xuất”.

Theo Minh Tùng - Đất Việt

Để góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vấn đề này, Công ty tư vấn Global Elite vừa tung ra gói dịch vụ tư vấn Xây dựng chiến lược và hệ thống phân phối. Với gói dịch vụ hiệu quả này, doanh nghiệp có thể một phần quản lý được kênh phân phối từ đó gia tăng uy tín với người tiêu dùng. Doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng liên lạc: Công ty tư vấn Global Elite, email: globalelitecorp@gmail.com
Tin doanh nghiệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét