Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012
Hội thảo "Kỹ năng xây dựng mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh trong thời kỳ kinh tế biến động"
Trong 2 năm gần đây, tình hình biến động kinh tế trong và ngoài nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến các doanh nghiệp. Cùng lúc đó sự bùng nổ của công nghệ số là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho doanh nghiệp.
Mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần phải thay đổi như thế nào để thích nghi nhanh và hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, Global Elite Consulting Corporation tổ chức
Hội thảo chuyên đề
"Kỹ năng xây dựng mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh trong thời kỳ kinh tế biến động"
Thời gian: 17&18/05/2012 ( 2 ngày) từ 8h30 đến 16h30
Đăng ký tham dự: Bill Nguyen; globalelite@vnn.vn; 0932345350
Hội viên CLB2030 và YBA được giảm giá 10% và nhiều voucher có giá trị.
Mô hình kinh doanh nào đã giúp cho Apple đột phá từ một công ty chuyên về thiết kế (design) trở thành một thương hiệu thành công trong lãnh vực điện thoại di động và công nghiệp giải trí với hàng triệu ứng dụng trong thời gian ngắn. Mô hình kinh doanh nào đã giúp IBM từ một công ty chuyên sản xuất và cung cấp server trở thành một tập đoàn cung cấp giải pháp kinh doanh hàng đầu trên thế giới. Mô hình kinh doanh nào đã giúp Vinamilk và Viettel đạt doanh thu 1 tỷ USD trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính. Mô hình kinh doanh đối với các doanh nghiệp nước ngoài không phải là điều mới mẻ nhưng đối với doanh nghiệp Việt Nam vẫn là một ẩn số. Đã đến lúc thay đổi mô hình kinh doanh hay chưa, khi thay đổi phải bắt đầu từ đâu và những rủi ro gì xảy ra khi thay đổi mô hình kinh doanh?
3 cấu trúc mô hình kinh doanh nổi tiếng trên thế giới bao gồm:
1. Cấu trúc mô hình của Johnson et al;
2. Cấu trúc mô hình của Osterwalder et el;
3. Cấu trúc mô hình của Lindgren et al.
Cấu trúc mô hình kinh doanh của Johnson et al dựa trên bốn thành phần chính:
1) Đề xuất giá trị khách hàng;
2) Công thức tạo lợi nhuận;
3) Các qui trình then chốt;
4) Các nguồn lực then chốt.
Cấu trúc mô hình kinh doanh của Osterwalder et al dựa trên chín thành phần chính:
1)Phân khúc khách hàng;
2) Đề xuất giá trị;
3)Kênh phân phối;
4)Quan hệ khách hàng;
5)Dòng doanh thu;
6)Các nguồn lực then chốt;
7) Các hoạt động then chốt;
8) Các đối tác then chốt;
9) Cấu trúc chi phí.
Cấu trúc mô hình kinh doanh của Lindgren et al đề xuất bảy thành phần chính:
1)Đề xuất giá trị;
2) Khách hàng mục tiêu;
3) Chuỗi giá trị;
4) Năng lực;
5) Các đối tác kết nối;
6) Các quan hệ;
7) Công thức tạo lợi nhuận.
Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012
Thương hiệu Hàn Quốc tại Việt Nam - Bài học cho Thương hiệu Việt trên đường hội nhập
Trong thời gian rất ngắn thương hiệu Hàn Quốc đã gia tăng giá trị đáng kể trên trường quốc tế. Ở Việt Nam cũng chứng kiến những thành công điển hình của các thương hiệu xứ kim chi.
Trong hai năm 2007 và 2008, thương hiệu Hàn Quốc đã có những thành tựu: xếp hạng thứ 32 theo Anholt-GfK Roper’s Nation Brand Index (2007); xếp hạng thứ 31 theo IMD’s World Competitiveness Yearbook (2008); xếp hạng thứ 9 theo Tech Readiness by WEF and INSEAD (2007); xếp hạng thứ 49 theo World Values Survey of Happiness and Life Satisfaction (2008).
Năm năm sau, rất nhiều thương hiệu của các công ty Hàn Quốc đã lọt vào Top 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, như: Samsung, LG, Hyundai, KIA, Daewoo... Các thương hiệu Hàn Quốc đã làm gì để tác động đến khách hàng trên thế giới?
Sau đây là một số biện pháp đã được Hàn Quốc áp dụng thành công trong quá trình xây dựng thương hiệu Hàn Quốc và các bài học được đúc kết bởi các chuyên gia thương hiệu hàng đầu của CMO Council và Global Elite Consulting Corporation (Tập đoàn Tư vấn về chiến lược và quản lý tại Đông Nam Á): các cải tiến về lối sống số và phương tiện truyền thông di động; cấp giấy phép công nghệ và thành công trong chuyển giao; chất lượng sản phẩm, sự đa dạng và nhận biết thương hiệu; sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng; công tác marketing, quảng cáo và tài trợ; mức độ liên tưởng thương hiệu cao; mua bán, sáp nhập, đầu tư, đối tác và liên doanh; các sáng kiến về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; phong cách quản lý và đạo đức kinh doanh; chiến lược toàn cầu và hiệu quả vận hành; kết quả kinh doanh và tài chính tốt; đăng cai tổ chức các chương trình và sự kiện tầm cỡ tại Hàn Quốc.
Tập đoàn CJ Hàn Quốc vào Việt Nam chậm hơn một số thương hiệu Hàn Quốc khác, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, họ đã xây dựng thành công thương hiệu CJ tại Việt Nam với các thành tựu: chuỗi bánh và cà phê Tous Les Jours phát triển nhiều cửa hàng và là một trong những thương hiệu bánh và cà phê được giới trẻ ưa chuộng; CJ đã mua lại MegaStar và sở hữu nhiều cụm rạp chiếu phim nhất Việt Nam; truyền thông: phát triển kênh CJ TV Shopping; đối tác chiến lược với CT Group trong nhiều lĩnh vực. Với những bước đi tuần tự chậm mà chắc, CJ đã tạo được thương hiệu uy tín tại Việt Nam, và không chỉ CJ, các thương hiệu khác như: LG, Debon, KIA, Hyundai, Samsung... cũng đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu mạnh tại Việt Nam.
Một trong những con đường Hàn Quốc lựa chọn để có thể đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng Việt là phổ biến văn hóa Hàn Quốc. Phần lớn người Việt biết đến thương hiệu Hàn Quốc trước hết là qua phim Hàn chiếu trên truyền hình.
Từ thích thú xem phim và yêu mến các nhân vật trong phim, người tiêu dùng chuyển sang tin tưởng và sử dụng các sản phẩm thương hiệu Hàn Quốc. Đại sứ thương hiệu của các thương hiệu Hàn Quốc cũng chính là các diễn viên, ca sĩ, người mẫu đóng trong các bộ phim này nên càng dễ dàng gợi nhớ với khách hàng.
Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc khuyến khích sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của các đối tác Hàn Quốc. Người Hàn Quốc phát triển và đầu tư các khu mua sắm, ăn uống và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu hằng ngày tại khu vực họ sống và làm việc tại Việt Nam, thế nên cũng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ như đang ở quê nhà.
Không những thế, trong xã giao và kinh doanh, họ cũng thường mời các đối tác Việt Nam vào các nhà hàng của Hàn Quốc để giới thiệu ẩm thực Hàn Quốc. Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc nổi tiếng về tinh thần đoàn kết và kỷ luật. Khi đã cam kết tham dự các hoạt động quảng bá, tổ chức sự kiện hoặc phối hợp thương hiệu họ đều thực hiện đúng cam kết với tinh thần kỷ luật cao.
Các thương hiệu lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG... rất chú trọng công tác đào tạo nội bộ, thường xuyên xây dựng các chương trình đào tạo về marketing và thương hiệu riêng biệt, chuyên sâu, rất chuyên nghiệp và mang tính ứng dụng cao, từ đó nâng cao năng lực marketing và thương hiệu cho nhân viên trong công ty.
Sự nhất quán và cam kết trong xây dựng thương hiệu của các thương hiệu Hàn Quốc rất đáng để chúng ta học tập. Họ không đầu tư nửa vời mà kiên trì chiếm giữ tâm trí và con tim của khách hàng.
MBA NGUYỄN ĐĂNG DUY NHẤT - Chủ tịch CMO Council Worldwide tại Việt Nam
CEO - Global Elite Consulting Corporation
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)