Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Hội thảo "Kỹ năng xây dựng mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh trong thời kỳ kinh tế biến động"


Trong 2 năm gần đây, tình hình biến động kinh tế trong và ngoài nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến các doanh nghiệp. Cùng lúc đó sự bùng nổ của công nghệ số là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần phải thay đổi như thế nào để thích nghi nhanh và hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, Global Elite Consulting Corporation tổ chức

Hội thảo chuyên đề
"Kỹ năng xây dựng mô hình kinh doanh và chiến lược kinh doanh trong thời kỳ kinh tế biến động"

Thời gian: 17&18/05/2012 ( 2 ngày) từ 8h30 đến 16h30
Đăng ký tham dự: Bill Nguyen; globalelite@vnn.vn; 0932345350

Hội viên CLB2030 và YBA được giảm giá 10% và nhiều voucher có giá trị.



Mô hình kinh doanh nào đã giúp cho Apple đột phá từ một công ty chuyên về thiết kế (design) trở thành một thương hiệu thành công trong lãnh vực điện thoại di động và công nghiệp giải trí với hàng triệu ứng dụng trong thời gian ngắn. Mô hình kinh doanh nào đã giúp IBM từ một công ty chuyên sản xuất và cung cấp server trở thành một tập đoàn cung cấp giải pháp kinh doanh hàng đầu trên thế giới. Mô hình kinh doanh nào đã giúp Vinamilk và Viettel đạt doanh thu 1 tỷ USD trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính. Mô hình kinh doanh đối với các doanh nghiệp nước ngoài không phải là điều mới mẻ nhưng đối với doanh nghiệp Việt Nam vẫn là một ẩn số. Đã đến lúc thay đổi mô hình kinh doanh hay chưa, khi thay đổi phải bắt đầu từ đâu và những rủi ro gì xảy ra khi thay đổi mô hình kinh doanh?

3 cấu trúc mô hình kinh doanh nổi tiếng trên thế giới bao gồm:

1. Cấu trúc mô hình của Johnson et al;
2. Cấu trúc mô hình của Osterwalder et el;
3. Cấu trúc mô hình của Lindgren et al.

Cấu trúc mô hình kinh doanh của Johnson et al dựa trên bốn thành phần chính:
1) Đề xuất giá trị khách hàng;
2) Công thức tạo lợi nhuận;
3) Các qui trình then chốt;
4) Các nguồn lực then chốt.
Cấu trúc mô hình kinh doanh của Osterwalder et al dựa trên chín thành phần chính:
1)Phân khúc khách hàng;
2) Đề xuất giá trị;
3)Kênh phân phối;
4)Quan hệ khách hàng;
5)Dòng doanh thu;
6)Các nguồn lực then chốt;
7) Các hoạt động then chốt;
8) Các đối tác then chốt;
9) Cấu trúc chi phí.
Cấu trúc mô hình kinh doanh của Lindgren et al đề xuất bảy thành phần chính:
1)Đề xuất giá trị;
2) Khách hàng mục tiêu;
3) Chuỗi giá trị;
4) Năng lực;
5) Các đối tác kết nối;
6) Các quan hệ;
7) Công thức tạo lợi nhuận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét