Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

CMO World in Vietnam and Global Elite Consulting Corporation are advisers of Vietnam Value (Thuong hieu Viet)

VIETRADE - Ngày 20/12/2013 tại thành phố Hồ Chí Minh, Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam lần thứ 2 năm 2013 đã diễn ra với chủ đề: “Phát triển thương hiệu ngành cho sản phẩm và doanh nghiệp Việt nam”. Đây là chương trình do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin – Truyền thông) tổ chức.

“Diễn đàn thương hiệu Việt Nam” là chương trình thường niên được tổ chức trong khuôn khổ của chuỗi hoạt động Chương trình Thương hiệu quốc gia (Vietnam Value) – chương trình duy nhất do Chính phủ Việt nam tiến hành với mục địch quảng bá hình ảnh quốc gia, Thương hiệu quốc gia thông qua các sản phẩm. Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2013 được tổ chức lần lượt tại hai thành phố lớn – Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi quy tụ những Doanh nghiệp có Thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế.

 (Ong Nguyen Dang Duy Nhat dang dieu phoi thao luan)
Ngoài ra, chương trình lần này tại thành phố Hồ Chí Minh còn có sự góp mặt và tham gia của các Doanh nghiệp đạt danh hiệu VIBrand – chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư cho các sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin thương hiệu Việt do Bộ Thông tin – Truyền thông chủ trì. Thông qua diễn đàn, doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội được gặp gỡ, trao đổi chuyên sâu với các chuyên gia kinh tế, chuyên gia thương hiệu và được lắng nghe những kinh nghiệm và bài học quý báu từ những nhà lãnh đạo đến từ các thương hiệu nổi tiếng trong nước cũng như ngoài nước như: Ông Nguyễn Trung Thẳng – Chủ tịch HĐQT Masso Group, Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất – Chủ tịch CMO Council Việt Nam, Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen, Ông Vũ Minh Trí – TGĐ Microsoft Việt Nam,….

(Ong Nguyen Dang Duy Nhat dang dien thuyet ve Vietnam Branding and Digital Marketing)

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Trung Thẳng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Masso Group nhận định: “Việt Nam đã đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Điều còn lại là tiếp thị tạo ra giá trị, truyền thống và thực thi giá trị. Chúng ta đã tạo ra giá trị hạt gạo Việt nam, chúng ta đã đưa hạt gạo Việt Nam đến tay nhiều người tiêu dùng và tập trung xây dựng thương hiệu gạo Việt. Giống như Thái Lan khi tạo ra thương hiệu, hạt gạo sẽ có giá cao”.

Theo các đại biểu, để xây dựng và phát triển được thương hiệu lớn mạnh, doanh nghiệp cần đảm bảo các yếu tố cần thiết như: sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, phải tạo ra sự khác biệt và hướng tới lợi ích cộng đồng….

Diến đàn Thương hiệu Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của đông đảo Doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan báo chí truyền thông. Đây là một trong những hoạt động được đánh giá cao trong chuỗi hoạt động của Chương trình Thương hiệu Quốc gia 2013. /.
(Vietnam Value Bulletin)

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Diễn đàn Giám đốc tài chính-CFO 2013


Theo các diễn giả tại Diễn đàn Giám đốc tài chính-CFO 2013, trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, vai trò của giám đốc tài chính rất quan trọng, đó là người sẽ tham mưu về chiến lược cho Hội đồng quản trị dựa trên tình hình tài chính của công ty và các dự báo dòng tiền.
Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Chủ tịch CMO Council Việt Nam
Giám đốc điều hành Global Elite Consulting
đang chủ trì phiên thảo luận "chiến lược vượt khó"
của doanh nghiệp, trong diễn đàn sáng nay.
Ảnh: Thanh Thương
Theo ông Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Nghiên cứu tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư, trong những lúc doanh nghiệp khó khăn, và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã chọn cách “đánh bóng” hay “hô biến” các số liệu tài chính, thông qua kỹ thuật kế toán của giám đốc tài chính.  Vì vậy, trong bối cảnh này, rất nhiều giám đốc tài chính phải đứng trước hai lựa chọn, một là đạo đức cá nhân và quyền lợi cộng đồng, hai là quyền lợi của doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp để bảo vệ cho doanh nghiệp, người giám đốc tài chính chấp nhận cách làm sai trái, nhưng họ rất khổ tâm với việc này.
Ông Tiến cho rằng để làm một giám đốc tài chính trong sạch, trung thực là một điều rất khó khăn trong thời điểm này.
Ngoài ra, theo ông Tiến ở Việt Nam khái niệm giám đốc tài chính còn mới, và đa phần ở nhiều công ty tại Việt Nam, giám đốc tài chính hay kế toán trưởng có vai trò như nhau, nhưng thực chất, giám đốc tài chính phải là người tham mưu cho hội đồng quản trị trong chiến lược kinh doanh và chịu trách nhiệm với các chiến lược tài chính mình đề ra, kế toán trưởng chỉ là người quản lý tình hình tài chính của công ty.
Trong thời điểm này giám đốc tài chính lại rất cần phải thay đổi, nâng cao vai trò của mình lên, không nên chỉ như là người quản lý các con số lãi lỗ của doanh nghiệp, mà phải nhìn được sự luân chuyển của dòng tiền, và các cách thức tiết giảm chi phí tài chính để doanh nghiệp vượt khó.
Cái khó nhất của giám đốc tài chính, không phải chỉ là hiện tại doanh nghiệp không dễ dàng thu được các khoản nợ khó đòi, hay mất khả năng thanh toán nhanh, mà chính là người lãnh đạo chưa công nhận vai trò tham mưu của họ. Trong khi, rất nhiều trường hợp các dự án đã được triển khai nhưng ban lãnh đạo không tính toán hết được các tình huống, sự khả thi khi bỏ vốn… dẫn đến có khi dòng tiền không về kịp, dự án bị đình trệ, gây lãng phí cho doanh nghiệp, và có khi dẫn doanh nghiệp đến sự phá sản hay giải thể.
“Khi ban lãnh đạo có các quyết định đầu tư, vay nợ, không ai hỏi ý kiến giám đốc tài chính nhưng khi xảy ra vấn đề nư nợ khó đòi hay doanh nghiệp mất thanh khoản thì giám đốc tài chính lại phải chịu trách nhiệm xử lý, đó là nghịch lý ở nhiều công ty hiện nay”, ông Tiến nói thêm. Ông Tiến cho rằng phải có cái nhìn khác về giám đốc tài chính, việc dựa trên việc quản trị tài chính để xác lập ra các chính sách, chiến lược, bước đi của công ty, trong việc cấu trúc nợ, vấn đề tài chính trong dự án đầu tư, không chỉ coi họ là những người ghi chép lại những con số đã diễn ra. (Thời báo kinh tế Sài Gòn)
(Ông Nhất cùng các hội viên của CLB CFO Việt Nam tại diễn đàn)