Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Việt Nam và Singapore qua đám tang của Lý Quang Diệu

Xem trực tiếp đám tang Lý Quang Diệu, queue up 10h mới vào viếng được, trật tự, được phát bánh nước, không cờ xí, băng rôn, vòng hoa rườm rà, không có cảnh xô đẩy dựt dọc hay va chạm giữa các bên...Người nổi tiếng mà đám tang giản dị như thế. Từ văn hoá xếp hàng đến văn hoá đám tang... trông người mà nghĩ đến ta. Mọi thứ rình rang tốn kém ở nước ta bao giờ mới thay đổi nhỉ chưa nói đến cái lớn là văn hoá.... Aizaaaaaaa



Tiến sỹ Vũ Minh Khương, từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, cho rằng Việt Nam nên học ba nguyên tắc xây dựng nhà nước mạnh của ông Lý Quang Diệu.
"Tưởng thưởng những người có tài năng, cống hiến sẽ là bước đột phá rất lớn", ông nhận định.
"Thứ hai là hãy nói thực chất đất nước sẽ đi đến đâu 20, 30 năm nữa, làm sao vượt qua thách thức khu vực.

"Và phải trung thực. Đừng bắt cán bộ phải nói dối, xem như chuyện thường ngày," tiến sỹ Khương nhận định.




Tập hợp nhân tài
Tôi bước ra ngoài. Kim đồng hồ chỉ đúng 6h30, tức là đúng bốn tiếng tính từ lúc tôi đến nơi. Tính ra tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều so với những người phải đứng chờ đến sáu, bảy tiếng đồng hồ giữa trời nắng gắt. Bên ngoài, dòng người đang chờ đến lượt vào trong vẫn còn dài vô tận.
Vẫn còn một bất ngờ: những người dân vừa viếng ông Lý xong bước ra ngoài được một người đàn ông trang phục chỉnh tề, đeo băng tang kính cẩn bắt tay từng người cám ơn vì đã đến viếng. Một cử chỉ làm tôi cảm thấy ấm lòng vì tình cảm và tấm lòng của người dân đối với ông Lý được trân trọng. Tôi hỏi thăm thì được biết người đàn ông đó là một nghị sỹ Quốc hội.
Tôi chợt nhớ lại câu chuyện mà tôi trao đổi với người tài xế taxi đã chở tôi từ sân bay về khách sạn. Vốn là một cựu quân nhân, ông nói với tôi thành công của Singapore không phải chỉ riêng một mình ông Lý mà là cả một đội ngũ nhân tài mà ông Lý đã tập hợp được.
Tôi đồng ý với người tài xế này, nhưng tôi cũng nói với ông rằng tập hợp được và sử dụng được nhiều người tài như thế thì ông Lý phải là người tài giỏi đứng cao hơn hết cả những người tài kia. Ngẫm lại, trong số những người tài đang phụng sự Singapore, có không ít người Việt Nam không được chính quyền nước mình trọng dụng nên cuối cùng phải đem góp sức giúp cho nước người.
Như thế thì Việt Nam và Singapore, hiện giờ đã một trời một vực, trông sẽ còn cách xa đến mức nào? (PV Nguyễn Lê - BBC)
Sài Gòn 29/03/2015



Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

RIP Lý Quang Diệu

"Lý Quang Diệu có thể gọi một cách chính xác là cha đẻ của nước Singapore hiện đại. Ông đã thực hiện nhiều chính sách được cả châu Á học hỏi, và ông đã nâng cao đáng kể uy tín, vị thế của Singapore. Di sản đó sẽ tồn tại mãi."

-- John Major, thủ tướng Anh 1990 - 1997 --


Sau một khoảng thời gian dài thường hỏi những đồng nghiệp của mình: "Mục tiêu lớn nhất mà em muốn đạt được là gì?", câu trả lời mà tôi nhận được có khi là không biết mình muốn gì, cho dù là mục tiêu dài hạn 3-5 năm hay 6 tháng ngắn ngủi.

Trong quyển sách "Đối thoại với Lý Quang Diệu", Tom Plate đã gợi mở cho chúng ta cách để tìm thấy tầm nhìn của chính mình.

Tom Plate viết rằng
Nếu Singapore không có mối quan hệ tốt với những thế lực lớn mạnh hơn Singapore thì đất nước này càng nhỏ bé hơn, có thể bị thụt lùi hoặc thậm chí bị nước khác nuốt chửng - và thế là hết. Lý Quang Diệu thường xuyên nói đến việc Singapore nhỏ bé cần thiết phải nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh và hành động.
Với mỗi người, tầm nhìn là rất khác nhau. Có người nhìn thấy bức tranh rộng hơn, có người nhìn thấy những chi tiết, có người nhìn thấy 10 năm sau, có người chỉ nhìn thấy lương tháng hiện tại. Lý Quang Diệu nói:
Tập đoàn đa quốc gia Shell Oil đã cho tôi ý tưởng từ cụm từ "năng lực trực thăng". Có nghĩa là người đó có thể nhìn thấy một vấn đề trong tổng thể, có thể nhìn vào chi tiết cần giải quyết và tập trung vào đó. Khả năng đó gọi là 'năng lực trực thăng'. Vậy nếu anh ở vị trí quá thấp thì 'năng lực trực thăng' của anh cũng thấp, anh không thể thấy được toàn cảnh bức tranh và cũng không có khả năng đi sâu vào chi tiết.
Ông giải thích thêm về bức tranh rộng lớn ở góc độ một quốc gia với tầm nhìn 20-30 năm sau:
Bức tranh rộng lớn ở đây có nghĩa là: anh có thể thấy được vấn đề này là một phần của vấn đề khác. Lấy Singapore làm ví dụ. Singapore không tồn tại riêng biệt. Cái anh thấy ở Singapore là sự phản chiếu của cả thế giới chứa đựng nó, thế giới có mối dây liên kết với nó. Thế giới mà Singapore có kết nối đang mở rộng hơn nhờ công nghệ. 
Do đó, bức tranh rộng lớn hơn là như thế này: Singapore không chỉ phụ thuộc vào những gì đang diễn ra ở Johor, ở Indonesia hay ở Asean mà còn phụ thuộc vào những gì đang diễn ra ở Mỹ - với trật tự thế giới như hiện nay. Nếu là ba mươi năm trước thì tôi sẽ nói Mỹ, châu Âu, Nhật Bản là những động cơ phát triển của thế giới. Dần dần mọi thứ thay đổi. Ngày nay, Mỹ vẫn là số một, Nhật Bản là số hai, châu Âu là số ba và tiềm năng thuộc về Trung Quốc - số bốn, có lẽ họ sẽ là số hai trong 20 năm nữa, và Ấn Độ, hiện có lẽ là số bảy nhưng sẽ chỉ xếp sau Trung Quốc sau 20, 30 năm tới. Tức là anh phải xét đến các yếu tố đó trong phép tính của anh khi tiến hành các chính sách.  
Với tầm nhìn đó, ngoài quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, Singapore cũng giống các quốc gia trong khu vực : "Không một nước nào trong khu vực lại muốn đánh cược tất cả vào Trung Quốc" vì "có thể Trung Quốc sẽ đi theo con đường "trỗi dậy hoà bình" hoặc "một ngày nào đó Trung Quốc sẽ tỉnh giấc và theo chân những người khổng lồ trong lịch sử nuốt tươi những quốc gia bé nhỏ xung quanh". Khi đó, Ấn Độ sẽ có vai trò hữu ích. Và Lý Quang Diệu nói đến chuyện trăm năm
Đối trọng sẽ là ai? Không thể là Nhật Bản. Họ không có đủ năng lực. Nhật Bản cộng với Mỹ thì được, có thể là một đối trọng cả về mặt kinh tế, tự nhiên và quân sự. Nhưng chỉ trong châu Á thôi thì sẽ là ai, vì trong 100, 200 năm nữa, Mỹ sẽ ngày càng ít khả năng chi phối châu Á? Ấn Độ sẽ đóng vai trò đó.
Vì vậy chúng tôi xây dựng mối quan hệ với Ấn Độ. Trong hàng chục năm, Thủ tướng Manmohan Singh và tôi nỗ lực đưa người Ấn Độ tham gia vào Đông Nam Á. Từ tận thời Indira Gandhi cơ.
Khi bạn nhìn thấy trước bức tranh toàn cảnh, nhìn thấy vấn đề cần phải giải quyết và tập trung vào đó, bạn sẽ đi xa. Với tầm nhìn của riêng mình, bạn sẽ có một ngọn hải đăng của tương lai, giúp bạn biết bạn nên lựa chọn công việc nào, nên quyết định ra sao, cái gì nên giữ lại và cái gì nên bỏ đi để tiến nhanh về nơi bạn đã chọn.
(Blog Cham Xanh)

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Việt Nam những con số biết nói 2014, vậy 2015 có những con số nào đáng nói???


Tiến Lên – Ta Quyết Tiến Lên Hàng Đầu
Dân số:
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt dân số, Việt Nam không phải kém.
Diện tích:
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những đơn vị chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia. Ở vị trí thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt diện tích, Việt Nam không phải là kém.
Duyên Hải:
Việt Nam là một quốc gia có địa thế rất đặc biệt; vừa tiếp diện biển ở phía Đông, vừa dựa vào rừng cây và cao nguyên ở phía Tây. Việt Nam đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3,444 cây số. Nên biết rằng, có 47 quốc gia trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và 35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. Bởi vậy, xét về mặt bề dài duyên hải, Việt Nam không phải là kém.
Rừng cây:
Việt Nam có tổng số diện tích rừng đứng hàng 45/192 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123,000 cây số vuông. Rừng Việt Nam được xếp loại rừng có hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt.Mặc dù rừng cây ở Việt Nam bị khai thác một cách bừa bãi, nó vẫn nằm ở vị trí 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng.Bời vậy, xét về mặt diện tích rừng cây, Việt Nam không phải là kém.
Đất canh tác:
Việt Nam có tổng số đất canh tác là 30,000 cây số vuông, đứng hàng 32/236 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Tổng số lượng lúa được Việt Nam canh tác đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong số 20 quốc gia canh tác lúa gạo. Xét về mặt đất canh tác (và đặc biệt canh tác lúa gạo), Việt Nam không phải là kém.
  Việt Nam không nhỏ với đơn vị kích thước, dân số, đất đai, biển đảo, rừng cây v..v… nhưng lại yếu kém về phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội, và văn hóa… do quản lý rất tồi:
1. Giáo dục:
Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có một trường đại học nào của Việt Nam được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng.
2. Bằng sáng chế:
Theo International Property Rights Index [8], Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.
3. Ô nhiễm:
Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.
4. Thu nhập tính theo đầu người:
Tuy thu nhập quốc gia của Việt Nam đứng hàng 57/193, Việt Nam lại đứng hàng 123/182 quốc gia tính theo thu nhập bình quân đầu người. Có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.
5. Tham nhũng:
Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.
6. Tự do ngôn luận:
Theo chỉ số tự do ngôn luận (freedom of press), Việt Nam đứng vị trí 174/180, chỉ hơn Trung Quốc, Bắc Hàn, Syria, Somalia, Turkmenistan và Eritrea, có nghĩa là nằm trong nhóm 1/20 thấp nhất thế giới.
7. Phát triển xã hội:
Theo chỉ số phát triển xã hội, Việt Nam không có trong bảng vì không đủ số liệu để thống kê. Trong khi đó, theo chỉ số chất lưọng sống (Quality of Life) thì Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76, có nghĩa là gần chót bảng.
8. Y tế:
Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.
Theo Việt Nam Văn Hiến – 24 Oct 2014