Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Sản phẩm thương hiệu Việt Nam - 7 điều cần làm ngay



Nhiều người Việt Nam tự hào khi biết tin Vinamilk vào Top 200 công ty châu Á xuất sắc của tạp chí Forbes. Tuy nhiên, Vinamilk chỉ là thương hiệu đơn độc của Việt Nam được thế giới biết tới và sản phẩm cũng như thương hiệu Vinamilk phần lớn vẫn phục vụ cho nhu cầu trong nước.

Doanh nhân Việt Nam đã tiếp cận với khoa học và thực tiễn xây dựng thương hiệu từ những năm đầu của thập niên 1990 với sự gia nhập thị trường Việt Nam của các thương hiệu hàng đầu thế giới như P& G, Unilever, BP hay Castrol. Sau gần 20 năm, chúng ta đã có rất nhiều thương hiệu trong nhóm Hàng Việt Nam chất lượng cao và thương hiệu Việt. Tuy nhiên, DN & thương hiệu Việt vẫn đang gặp không ít khó khăn trong việc định vị chỗ đứng ngay trong thị trường nội địa. Trong khi đó, thương hiệu nước ngoài ngày càng chiếm thị phần lớn trong các ngành. Ví dụ trong ngành mì gói, thương hiệu mì Acecook của Nhật đang chiếm hơn một nửa thị phần; trong ngành dầu gội, các thương hiệu của P& G và Unilever đang chiếm phần lớn thị phần; trong ngành nước giải khát,các thương hiệu của Coca-Cola, Pepsi, URC lấn át các thương hiệu của Việt Nam; trong ngành sữa bột, các thương hiệu Abbott, Mead Johnson, Dutch Lady vẫn luôn là đối thủ nặng ký của Vinamilk...

Nếu không liên kết lại với nhau và có các chiến lược cụ thể cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, trong tương lai không xa, các thương hiệu Việt sẽ khó có chỗ đứng ngay trên thị trường nội địa, chứ chưa nói là tìm đường xuất khẩu. Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, chúng ta cũng cần phải học hỏi cách làm thương hiệu của các cộng đồng DN nước ngoài tại Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan... Các DN này thường xuyên hỗ trợ quảng bá và sử dụng các dịch vụ sản phẩm và thương hiệu của nhau. Sự lớn mạnh của các thương hiệu được xây dựng trong cộng đồng riêng, sau đó lan tỏa ra cộng đồng, xã hội, và người tiêu dùng Việt Nam. Ví dụ như việc nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hàn Quốc thông qua các kênh truyền hình, từ đó phát triển làn sóng tiêu dùng theo xu hướng Hàn Quốc hóa, từ mỹ phẩm, trang điểm, ẩm thực...



DN Việt Nam chưa có tiền lệ " hùn hạp" trong xây dựng thương hiệu. Phần lớn các thương hiệu chỉ hỗ trợ nhau trong một số các sự kiện, còn lại đa phần chưa có chiến lược co-branding( hợp tác thương hiệu) rõ ràng, cụ thể, mang tính chiến lược hợp tác lâu dài và cam kết. Sau đây là một vài kiến nghị theo ý kiến cá nhân, rất mong có thêm nhiều sự đóng góp từ bạn đọc và các chuyên gia thương hiệu có tâm huyết với thương hiệu Việt:

1. Thành lập hội/ nhóm các chuyên gia từ các bộ ban ngành liên quan, các chuyên gia thương hiệu hàng đầu trong nước và quốc tế, doanh nhân có nhiều kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu. Qua đó, tập hợp tri thức trong nước, quốc tế, cùng những bài học thực tiễn của DN trong quá trình xây dựng thương hiệu. Cần có chiến lược hoạt động cụ thể lâu dài với sự đầu tư đúng mức.

2. Đầu tư nghiên cứu chuyên sâu về lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi của DN Việt và xây dựng thương hiệu Việt.

3. Tham vấn ý kiến rộng rãi của các giới trí thức, truyền thông, doanh nhân trong xã hội thông qua việc tổ chức các cuộc họp, tư vấn, hội thảo chuyên đề về thương hiệu Việt tại thị trường Việt Nam và chiến lược xúc tiến thương hiệu Việt ra thế giới.

4. Xây dựng các chương trình truyền thông nhằm kêu gọi các tầng lớp xã hội hưởng ứng và quảng bá các thương hiệu Việt.

5. Học tập và vận dụng chọn lọc những thông lệ tốt nhất trong xây dựng thương hiệu của các cộng đồng DN Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu..

6. Nhà nước cần xem xét các chính sách hỗ trợ trong việc xây dựng thương hiệu Việt, phát triển kênh phân phối và bán lẻ thương hiệu Việt; có chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh cho ngành chủ lực là nòng cốt của thương hiệu quốc gia và phát triển kinh tế quốc gia.

7. Song song với việc sử dụng và thuê các chuyên gia nước ngoài trog lĩnh vực xây dựng thương hiệu, cần tạo điều kiện hỗ trợ cho các chuyên gia xây dựng thương hiệu có năng lực và uy tín trong nước; có chiến lược động viên khuyến khích để không bị chảy máu chất xám sang các thương hiệu nước ngoài


MBA. Nguyễn Đăng Duy Nhất

Chủ tịch CMO Council Worldwide tại Việt Nam, CEO Global Elite Consulting Corporation

Doanh Nhân Sài Gòn

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Thương hiệu - Bảo vệ từ Gốc

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đăk Lăk đã bị đăng ký độc quyền ở Trung Quốc. Thương hiệu mì chay Lá Bồ Đề của Công ty cổ phần thực phẩm Bình Tây (TP.HCM) vừa bị một doanh nghiệp ở Mỹ đăng ký bản quyền. Trước đó, hàng loạt thương hiệu của Việt Nam như cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc... cũng đã bị “đánh cắp” ở nước ngoài.



Vấn đề bảo vệ thương hiệu đang trở nên rất “nóng”. Tuy nhiên, việc “đòi” lại thương hiệu, thậm chí việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài cũng chỉ là các công đoạn cuối của quy trình bảo vệ thương hiệu.

Việc bảo vệ thương hiệu phải được đặt ra và “lồng” vào ngay từ ý tưởng tạo dựng thương hiệu, trong từng bước xây dựng thương hiệu, và trong cả quá trình phát triển thương hiệu. Nói cách khác, bảo vệ thương hiệu phải thực hiện từ “gốc”.

Hiểu đúng

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA), thương hiệu là một cái tên, biểu tượng, kiểu dáng hay là sự phối hợp các yếu tố trên, nhằm mục đích nhận dạng sản phẩm hay dịch vụ của một nhà sản xuất, và phân biệt với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh.

Theo định nghĩa của Al Ries, một chuyên gia thương hiệu thì “Thương hiệu là khái niệm duy nhất trong đầu khách hàng khi họ nghe nói đến công ty bạn”.

Luật Sở hữu trí tuệ 50/2005/QH11 của Việt Nam quy định: “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình 3 chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”.

Thương hiệu có những chức năng hỗ trợ xây dựng hình ảnh và tăng giá trị của sản phẩm trong tâm trí khách hàng, đồng thời cũng được dùng để truyền tải những cam kết của nhà sản xuất đến với khách hàng và cộng đồng.



Ví dụ, trong lĩnh vực xe hơi, khi nhắc đến Mercedes, BMW, Audi, Porches, người tiêu dùng thường nghĩ ngay đến dòng xe hơi đắt tiền dành cho giới thượng lưu; Toyota, Ford, Corolla dành cho giới trung lưu; còn Vios, Matiz dành cho giới tiêu dùng bình dân hơn.

Chuyên gia thương hiệu David A. Aaker đưa ra mô hình giá trị thương hiệu được cấu thành từ 5 yếu tố: Độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness), Lòng trung thành thương hiệu (Brand Loyalty), Chất lượng cảm nhận (Perceived Quality), Liên tưởng thương hiệu (Brand Associations), Các tài sản thương hiệu khác như kênh phân phối, bản quyền sáng chế... (Other Assets such as Channel, Patent, etc.)

Có sự khác biệt giữa thương hiệu sản phẩm (product branding) và thương hiệu công ty (corporate branding).



Cũng cần phân biệt khái niệm thương hiệu với các dấu chỉ (mark) khác như: trademark, service mark, logo mark, combination mark.

Trademarks là những từ ngữ, tên gọi, dấu hiệu, công cụ và hình ảnh được sử dụng để nhận biết hàng hóa. Các ví dụ về trademarks: Heinz, nhạc chuông Nokia, dấu hiệu ngôi sao của Mercedes-Benz, Linux, Have a break - have a kit-kat, kiểu dáng của xe Toyota Lexus, tên Robbie Williams, Javascript, thỏi chocolate hình tam giác của Toblerone, chữ ký của David Beckham, 3 sọc logo của adidas...

Logo marks là biểu tượng bằng từ ngữ hoặc hình ảnh của thương hiệu. Con sò được sử dụng đầu tiên như là một trademark bởi Marcus Samuel và công ty vào năm 1891.

Công ty này kinh doanh nguyên thủy là đồ cổ và các vỏ sò. Logo vỏ ngọc trai đầu tiên được giới thiệu năm 1901, định hình vỏ sò vào năm 1904, và duy trì biểu tượng của Tập đoàn Shell Hoàng Gia Hà Lan từ đó tới nay.

Combination marks là sự kết hợp các dấu hiệu liên quan đến thương hiệu. Heinz là một trademark đã có từ lâu đời bao gồm tên Heinz và logo. Heinz nổi tiếng với khẩu hiệu “57 varieties” ở Mỹ và lập ngôn quảng cáo là “Beanz Meanz Heinz” ở Anh.

Được thành lập năm 1869 tại Pennsylvania bởi Henry John Heinz, với những sản phẩm gia vị chế biến đầu tiên được bán ở các cửa hàng tạp hóa địa phương, đến năm 1976, Heinz chính thức tung ra tương cà (ketchup) và các dấu hiệu được sử dụng đến ngày nay.

Service Marks có thể là những từ ngữ, tên gọi, dấu hiệu, công cụ và hình ảnh để nhận biết dịch vụ.



Tại Việt Nam, theo luật sư Phạm Trí Hùng, “Việc bảo vệ thương hiệu bao gồm khía cạnh xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và thực thi quyền SHTT. Việc xác lập quyền SHTT được thực hiện theo Luật SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Như được quy định trong Điều 6 Luật SHTT 2005, nhãn hiệu được bảo hộ trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký do Cục SHTT cấp, trong khi đó tên thương mại được bảo hộ trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT còn được xác lập trên cơ sở pháp luật cạnh tranh”.

Làm đúng

Vậy xây dựng giá trị thương hiệu mạnh như thế nào? Theo Aaker, có 3 bước chính để xây dựng giá trị thương hiệu dẫn đầu:

Bước 1: Phân tích thương hiệu chiến lược

Doanh nghiệp tiến hành 3 phân tích bao gồm phân tích khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh và phân tích bản thân thương hiệu.

Bước 2: Xây dựng hệ thống nhận diệnthương hiệu


Doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm 2 thành phần chính là nhận diện cốt lõi và nhận diện mở rộng. Nhận diện cốt lõi cần phải trả lời được sâu sắc các vấn đề như: Hồn của thương hiệu là gì? Niềm tin và giá trị thúc đẩy thương hiệu là gì? Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp là gì? Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị của doanh nghiệp ẩn đằng sau thương hiệu là gì?

Kẹo dừa Bến Tre từng bị mất thương hiệu ở nước ngoài
Sau khi đã có nhận diện cốt lõi, doanh nghiệp cần phải phát triển nhận diện mở rộng bao gồm những dấu hiệu bổ sung để hoàn thiện thương hiệu, bao gồm các yếu tố liên quan đến sản phẩm, tổ chức, con người và biểu tượng.

Ví dụ, nhận diện cốt lõi của Starbucks là Rewarding Everyday Moment (Giây phút mỗi ngày bổ ích), của Walt Disney là Fun Family Entertainment (Giải trí gia đình vui vẻ), của Nike là Authentic Athletic Performance (Thành tích thể thao đích thực).

Bước 3: Tổ chức hệ thống thực thi nhận diện thương hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu nhưng tổ chức hệ thống thực thi nhận diện thương hiệu không hiệu quả, dẫn đến giá trị thương hiệu không được nâng cao mà giảm sút rõ rệt. Để hệ thống thực thi vận hành tốt, doanh nghiệp cần phải tiến hành 3 bước nhỏ: Định vị, thực thi và kiểm soát.

Định vị thương hiệu phải thể hiện được nhận diện thương hiệu và đề xuất giá trị, nhắm vào khách hàng mục tiêu, có thể truyền thông chủ động và chỉ rõ được lợi thế cạnh tranh.

Trong quá trình thực thi, cần áp dụng nhiều hình thức truyền thông thương hiệu, tối đa hóa hiệu quả của biểu tượng đã xây dựng và phải kiểm tra truyền thông thương hiệu. Kiểm soát hệ thống bằng cả nghiên cứu định tính và định lượng.

Ví dụ: định vị thương hiệu xà bông cục Dove - dành cho phụ nữ cảm thấy bị khô da, Dove Bar giúp làm cho làn da mềm mại bởi vì nó chứa ¼ kem làm mềm.

Hơn thế nữa, trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp cần có chiến lược thương hiệu đi đôi với chiến lược kinh doanh; tăng cường sự khác biệt của chất lượng hàng hóa thiết kế thương hiệu; phát hiện kịp thời các hàng hóa ăn cắp thương hiệu;
nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông tích hợp...

“Đánh” từ trong ra


Dấu hiệu của Heinz rất dễ nhận biết
Khi nói đến xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp thường nghĩ ngay đến việc xây dựng thương hiệu đối với khách hàng và các đối tác bên ngoài, tuy nhiên, xây dựng giá trị thương hiệu trong nội bộ là một nhân tố đóng góp quan trọng vào sự thành công của thương hiệu.
Lợi ích của công tác marketing nội bộ là:

• Khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn;

• Trao quyền cho nhân viên cho họ có thêm trách nhiệm và bổn phận;

• Tạo ra hiểu biết chung về tổ chức kinh doanh;

• Khuyến khích nhân viên cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng bằng cách đánh giá cao đóng góp có giá trị của họ cho sự phát triển của tổ chức;

• Giúp đỡ nhân viên học hỏi và có thể làm việc theo phong cách marketing;

• Cải thiện việc duy trì khách hàng và phát triển con người;

• Thống nhất văn hóa kinh doanh, cấu trúc, quản trị nhân sự, tầm nhìn và chiến lược với nhu cầu xã hội và nghề nghiệp của nhân viên;

• Tạo ra sự phối hợp và hợp tác tốt giữa các phòng ban trong công ty.

Hãy thử tưởng tượng một doanh nghiệp có khoảng 2.000 nhân viên mà tất cả nhân viên và gia đình của họ đều sử dụng sản phẩm thương hiệu của doanh nghiệp, như vậy doanh nghiệp đã tạo ra một doanh số nhất định và hình ảnh thương hiệu được quảng bá rộng rãi.

Chưa kể 2.000 nhân viên này có khả năng quảng bá rộng rãi đến bạn bè và các mối quan hệ khác bên ngoài công ty và gia đình.

Ngày nay có rất nhiều công cụ giúp hỗ trợ công tác marketing và xây dựng thương hiệu nội bộ, như email, bản tin điện tử, bản tin in, mạng nội bộ, mail âm thanh, thu âm, video, CD, câu đố, trò chơi, bảo vệ màn hình, băng rôn, poster, bảng hiệu, hộp thư về nhà, ăn mừng, họp mặt công ty, họp mặt trên mạng, hoạt động xã hội, trình diễn nội bộ, hệ thống chia sẻ kiến thức, thưởng, các vật dụng có logo công ty...

Và “mặc áo giáp” khi ra ngoài

Khi mở rộng kinh doanh ra các thị trường nước ngoài, ngoài việc thấu hiểu khách hàng, phân tích môi trường kinh doanh và hoạch định chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền tại thị trường đó.

Mất thương hiệu là nguy cơ có thực và thường xuyên
Khi Coca Cola vào Việt Nam, họ đã đăng ký độc quyền thương hiệu Coca Cola, ngoài ra cũng đăng ký cả những dấu hiệu có thể gây nhầm lẫn. Do vậy, khi Tập đoàn URC sản xuất trà xanh C2 đăng ký thương hiệu độc quyền thì không thể thực hiện được vì Coca Cola đã đăng ký
thương hiệu C2 rồi, URC đành phải đăng ký dưới tên C2Cool&Clean.

Điều đó cho thấy, các thương hiệu lớn nhận thức rất cao về tầm quan trọng của việc xây dựngthương hiệu và đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài một lần nữa khẳng định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp và là tiền đề để doanh nghiệp xâm nhập thị trường một cách tự tin và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần nắm vững hệ thống luật và trình tự tố tụng, đặc biệt với các
vấn đề liên quan đến kinh tế - kinh doanh của nước sở tại.

Nếu không có cán bộ chuyên trách hoặc không nắm vững các vấn đề này, doanh nghiệp cần phải thuê luật sư hoặc các tổ chức có chuyên môn nghiệp vụ để được tư vấn kịp thời.

Doanh nhân sài gòn cuối tháng
MBA NGUYỄN ĐĂNG DUY NHẤT
Chủ tịch CMO Council Worldwide tại Việt Nam
CEO Global Elite Consulting Corporation

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Xu hướng chọn nghề của giới trẻ



TT - Xu hướng chọn nghề tại VN đang thay đổi khá nhanh để bắt kịp với những đổi mới của nền kinh tế trong nước và trên thế giới.

Từ năm 2000-2005, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, giới trẻ chuyển sang các ngành công nghệ. Giai đoạn 2005-2010 là những năm phát triển mạnh mẽ của ngành tài chính, bất động sản và marketing. Hiện nay, cả thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế trên quy mô rộng, điều này dẫn đến mất việc làm hàng loạt. Ngay cả ở Mỹ, nền kinh tế hàng đầu trên thế giới cũng đang bị khủng hoảng và mất việc làm một cách trầm trọng.

Tiêu chuẩn lựa chọn

Riêng tại nước ta, theo báo cáo của Trung tâm Quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động thuộc Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH, xu hướng các ngành nghề tăng nhu cầu việc làm đến năm 2015 bao gồm: tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản; hoạt động khoa học công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; hoạt động Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội; hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình; các tổ chức quốc tế và các hoạt động dịch vụ khác.

Giới trẻ VN ngày nay có cơ hội để học tập giao lưu, tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, do vậy tiêu chuẩn lựa chọn nghề nghiệp cũng có nhiều điểm mới và nổi bật:

1. Việc làm phải phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân.
2. Thu nhập ổn định

3. Thời gian làm việc phải hợp với hoàn cảnh thực tế của cá nhân

4. Cơ hội thăng tiến

5. Địa vị xã hội

6. Tư duy “nhanh chóng”.

4 bước để chọn nghề đúng

1. Vượt qua các rào cản

Đầu tiên bạn phải vượt qua các rào cản: chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, người khác; chọn nghề theo chuẩn của nhóm, của bạn bè và người yêu; chọn nghề may rủi; chọn nghề chỉ ở bậc đại học; chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”; chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền; chọn nghề “gấp rút” mà không có sự kiên nhẫn, hi sinh; chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế cá nhân hoặc gia đình, thời gian học nghề, tuổi thọ của nghề, đầu ra của nghề...

2. Hiểu rõ các ngành nghề và nghề nghiệp trong xã hội

Không có ngành nghề nào là xấu, quan trọng là chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của từng nghề nghiệp.

3. Nắm bắt nhanh chóng những thay đổi trong nền kinh tế và nhu cầu của doanh nghiệp

Thường xuyên theo dõi các thông tin kinh tế vĩ mô và vi mô. Tiếp cận với các trung tâm việc làm và doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu việc làm kịp thời.

4. Hiểu rõ năng lực của bản thân

Trang bị năng lực cho bản thân theo mô hình KASH (Knowledge, Attitute, Skill and Habit) (Kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói quen tốt trong công việc).

Để có thể bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng, giới trẻ cần phải bổ sung các kỹ năng bổ trợ như: kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, vi tính... Ngoài ra, cần phải thay đổi nhận thức không chỉ có một con đường duy nhất là phải vào đại học mới có thành công khi lập nghiệp. Ngoài các yếu tố năng lực kể trên, các yếu tố khác như sự đam mê, chọn nghề phù hợp với sở trường và sống với nghề như là duyên nghiệp, “thắng không kiêu, bại không nản” sẽ giúp người lập nghiệp thành công.

MBA NGUYỄN ĐĂNG DUY NHẤT
(giám đốc điều hành Global Elite Consulting Corporation)

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Quản trị rủi ro trong thời kỳ biến động


Doanh nhân sài gòn
Thứ Năm, 13/10/2011 10:10 (GMT+7)



Quản trị rủi ro hiệu quả trong thời kỳ kinh tế biến động đang là một trong những nhân tố quyết định của doanh nghiệp và là mối quan tâm hàng đầu của các giám đốc điều hành.


Trước hết hãy cùng tìm hiểu một chút về khái niệm rủi ro. Một trường đại học tổ chức lớp học xác suất ứng dụng.

Lớp học diễn ra khá suôn sẻ không có bài tập nhóm hoặc kiểm tra giữa kỳ nhưng chỉ có một bài kiểm tra cuối khóa với một câu hỏi duy nhất. Khi mọi người nhận được bài kiểm tra trên trang giấy trắng chỉ có đơn độc một câu hỏi “Rủi ro là gì?”.

Hầu hết mọi sinh viên đều có thể đậu nhưng chỉ có một sinh viên được 100% điểm số!

Điều kỳ lạ là sinh viên này chỉ viết một từ duy nhất là “This” (Cái này, bài kiểm tra này, câu hỏi này, cách thức đánh giá này). Ngay khi vị giáo sư đặt câu hỏi này cho sinh viên rủi ro đã tồn tại.

Chúng ta cần phải chấp nhận một thực tế là rủi ro luôn tồn tại cho dù nền kinh tế có biến động hay không biến động. Điều quan trọng là DN và CEO đã chuẩn bị gì, đã có định hướng gì, đã có chiến lược gì và hệ thống nào để quản lý hiệu quả. Chỉ có một điều chắc chắn trong nền kinh tế đó là sự không chắc chắn.

Để có thể giải quyết rủi ro, chúng ta cần phải nhận dạng và phân loại rủi ro. Bài viết chỉ tập trung vào 3 loại rủi ro: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, và rủi ro chiến lược.

Trong đó, rủi ro chiến lược liên quan đến các sự biến đổi cơ bản trong môi trường vĩ mô như kinh tế, chính trị. Nền kinh tế Việt Nam đang là một nền kinh tế mới nổi và đầy tiềm năng tuy vậy vẫn còn nhiều thách thức trong giai đoạn chuyển đổi.

Trong đó, cơ hội luôn đi đôi với thách thức, rủi ro lớn thì lợi nhuận cũng cao, quan trọng là CEO và DN đã làm gì để nhận dạng sớm rủi ro và quản lý hiệu quả.

Quản trị rủi ro có thể phân thành một số loại hình phổ biến: Quản trị rủi ro dự án, quản trị rủi ro vận hành, quản trị rủi ro tài chính, quản trị rủi ro định lượng, quản trị rủi ro công nợ, quản trị rủi ro thị trường.

Chúng ta hãy cùng xem xét kinh nghiệm quản trị rủi ro của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới gần đây. BP đã trên bờ vực phá sản và phải bán đi phần lớn tài sản với sự cố rủi ro tràn dầu ở Vịnh Mexico.

Toyota phải đối mặt với khủng hoảng về sự cố kỹ thuật trong xe hơi trên toàn cầu. Bài học ta có thể rút ra ở đây là cho dù DN bạn thuộc loại hình nào tư nhân, TNHH, tập đoàn,... chúng ta cũng cần phải chú trọng đến quản trị rủi ro và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cả trong giai đoạn kinh tế phát triển lẫn suy thoái hoặc khủng hoảng.

Sau khi sự cố kỹ thuật xảy ra, Ban giám đốc của Toyota đã lập tức đưa ra các giải pháp để quản trị rủi ro hiện tại và cũng như hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro cho tập đoàn bao gồm:

- Thành lập nhóm quản trị rủi ro với sự tham gia của nhiều chuyên gia từ bên ngoài.

- Thay đổi văn hóa kinh doanh chú trọng quản trị rủi ro, bắt đầu từ giám đốc điều hành và cấp quản lý.

- Nhóm điều hành cao cấp phải lắng nghe nhân viên cấp thấp và chuyên gia.

- Các cấp nhân viên từ công nhân đến quản lý được khuyến khích tìm ra vấn đề hoặc rủi ro...

Đối với tập đoàn BP họ đã nhận ra một điều là quy mô về quản trị an toàn và rủi ro quá rộng và tập trung là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phát hiện rủi ro cũng như phản ứng chậm. BP đã chia nhỏ quy mô các nhà máy và văn phòng để phân quyền quản trị rủi ro và an toàn cho các cấp quản lý và nhân viên.

Tuy nhiên, so với các giải pháp của Toyota, BP chỉ là giải pháp mang tính tình thế để đối phó khi rủi ro đã xảy ra. Điều quan trọng của rủi ro là chúng ta phải “phòng bệnh hơn là chữa bệnh”.

Rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ chức năng nào trong chuỗi giá trị (value chain) từ những hoạt động hỗ trợ như hành chánh, tài chính, cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm và công nghệ, mua hàng cho đến những hoạt động sơ cấp như hậu cần nội bộ, vận hành, hậu cần bên ngoài, bán hàng và tiếp thị và các dịch vụ. Sự cảnh giác ở tất cả các cấp là cần thiết để nhận dạng và quản trị rủi ro kịp thời.

Bài viết này xin gợi ý các biện pháp để CEO và DN có thể quản trị rủi ro hiệu quả trong thời kỳ kinh tế biến động:

1. Nhận dạng và nắm rõ rủi ro mà DN phải đối mặt

2. Xây dựng mục tiêu và chiến lược quản trị rủi ro

3. Xây dựng hệ thống các thủ tục và qui trình quản trị rủi ro

4. Xây dựng và đào tạo đội ngũ quản trị rủi ro có năng lực

5. Xây dựng văn hóa “sẵn sàng đương đầu với rủi ro”

6. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ

7. CEO và ban giám đốc phải được trang bị năng lực quản trị rủi ro và làm gương.

Dù ngày này có nhiều công cụ hỗ trợ CEO trong vấn đề quản trị rủi ro, tuy nhiên, phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ và quy trình trong quản trị rủi ro cũng là việc khá mạo hiểm bởi nhân tố con người vẫn luôn là yếu tố quan trọng nhất.

CEO cần phải không ngừng hoàn thiện và củng cố năng lực quản trị rủi ro, cập nhật thường xuyên các dữ liệu kinh tế vĩ mô và vi mô cũng như có tầm nhìn chiến lược trong quản trị rủi ro để hướng tổ chức đi đúng hướng nhằm vượt qua thời kỳ kinh tế biến động.

MBA. NGUYỄN ĐĂNG DUY NHẤT - Giám đốc Điều hành Global Elite Consulting Corporation, Chủ tịch Hội đồng Marketing cao cấp Toàn cầu tại Việt Nam

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh


Từ trái sang phải:
Võ Đắc Khôi- Giám đốc khối Kế hoạch Công ty CP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình
Lưu Tường Giai - Phó Chủ Tịch HĐQT - Ngân hàng hàng hải (Maritime Bank)
Đặng Đức Thành - Chủ Tịch HĐQT - Căn nhà mơ ước (Dreamhouse)
Nguyễn Đăng Duy Nhất - Giám Đốc Điều Hành - Global Elite Consulting Corporation



Tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo “Nhất nghệ tinh - Nhất thân vinh” do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Công ty CP Tri thức Doanh nghiệp Quốc tế phối hợp tổ chức đã thu hút gần 200 đại diện DN đến tham dự.
Tại hội thảo, những doanh nhân với tên tuổi và thương hiệu DN rất gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam như bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân; ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan); ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ); ông Võ Đắc Khôi, Giám đốc khối Kế hoạch Công ty CP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình; ông Nguyễn Đăng Duy Nhất - Giám Đốc Điều Hành - Global Elite Consulting Corporation… đã chia sẻ những trải nghiệm, thành quả mà chính bản thân và doanh nghiệp đã đạt được.
Qua đó, hội thảo đã làm rõ giá trị của “Nhất nghệ tinh - Nhất thân vinh”, và cho thấy, không chỉ có một con đường duy nhất là phải vào đại học mới có thành công khi lập nghiệp. Yếu tố đam mê, chọn nghề phù hợp với sở trường và sống với nghề như là duyên nghiệp, sẽ giúp cho người lập nghiệp thành công.

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

THE PRECIOUS PRESENT


The story is about a little boy, an old man, and the wisdom that comes with age.
“You have a great gift: the old man tells the boy, “It’s called the precious present’ and it’s the best present a person can receive because anyone who receives such a gift is happy forever.”
“Wow! The little boy said, “I hope someone gives me the precious present. Maybe I’ll get it for Christmas.”
The old man siled as the little boy ran off to play. The little boy was always happy, whistling and smiling as he worked and played/
As years passed, the boy would approach the old man and asked him again and again about the precious present. Afterall, the boy knew about toys. So why couldn’t he figure out what the precious present was? It had to be someone special, he knew, because the old man had said it would bring happiness forever.
“Is it a magical thing?” he asked
“No.” the old man said.
“A flying carpet?”
“No.” the old man quietly replied.
“Sunken treasure left by pirates?” the boy asked. He was now getting older and felt uncomfortable asking. Still, he wanted to know. He had to know.
Finally, the boy, now a young man, became annoyed.
“You told me,” he said, “that anyone who receives such a present would be happy forever. I never got such a gift as a child.”
“I’m afraid you don’t understand,” the old man said.
“If you want me to be happy” the young man shouted, “why don’t you just tell me what the precious present is?”
“And where to find it?” the old man said. “I would like to, but I do not have such power. No one does. Only you have the power to make yourself happy. Only you.”
The young man left, packed his bags, and began a life-long quest for the precious present. He looked everywhere, in caves, jungles, underneath the seas. He read books, looked in the mirror, studied the faces of other people.
But he never found the precious present.
Finally, after many years, when he became an old man, it hit him what the precious present is. It is just that: The Present. Not the past and not the future, but the precious present.
It’s not a toy. It’s not a gift.
It’s the ability to live in the present tense.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

The truth...Chân lý...


"The children must go to school to learn how to forgive the mistakes that adults made...."

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Tư duy sáng tạo trong kinh doanh....giản dị đời thường


TƯ DUY SÁNG TẠO…GIẢN DỊ ĐỜI THƯỜNG


May mắn được làm việc trong môi trường đã quốc gia đã giúp tôi tham gia vào lĩnh vực kỹ năng mềm khá sớm và ứng dụng nó trong cuộc sống cũng như nhiều lĩnh vực khác nhau Marketing, Quản trị và Chiến lược trong kinh doanh. Kỹ năng tư duy sáng tạo trong kinh doanh vẫn là một kỹ năng mà tôi vẫn không ngừng say mê, nghiên cứu và tìm tòi học hỏi. Tuy vậy, những câu chuyện về tư duy sáng tạo ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi vẫn là những câu chuyện rất giản dị và đời thường. Tôi xin kể một vài mẫu chuyện đã lướt qua hành trình kỹ năng mềm tư duy sáng tạo của tôi.
Một buổi tối, tôi đi giảng chuyên đề “Hoạch định thương hiệu” cho một lớp Giám Đốc Thương Hiệu (Brand Manager) đề cập đến khái niệm định vị thương hiệu cần phải sáng tạo và tạo sự khác biệt từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho thương hiệu. Tôi thật sự bất ngờ có một học viên xếp tặng tôi một con hạc giấy và bảo rằng “Em tặng thầy con hạc này, đây là một nét khác biệt phải không thầy, em chúc thầy may mắn và mọi điều tốt lành, thầy nhớ giữ nhé.” Tôi thật sự ngỡ ngàng và xúc động. Sự sáng tạo và khác biệt của em sao bình dị và nhẹ nhàng, nó khác hẳn với những tư duy sáng tạo trong kinh doanh đầy tính cạnh tranh và áp lực. Nếu như nhiều người sáng tạo và ban tặng những lời chúc may mắn và tốt lành, thì xã hội sẽ đẹp biết bao. Cuối khóa học, em và nhóm của em đến gặp tôi để nhờ hướng dẫn về đề tài tốt nghiệp, em bảo nhóm của em sẽ làm đề tài sản phẩm dinh dưỡng cho đàn ông, một lần nữa em làm tôi ngạc nhiên về ý tưởng sáng tạo của em và nhóm. Một sản phẩm dinh dưỡng chỉ dành cho phái mạnh, một khái niệm mới trong ngành, một sản phẩm sẽ giúp phái mạnh trở nên khỏe khoắn và mạnh mẽ hơn . Với cách trình bày của em và nhóm tôi thấy tràn ngập sự lạc quan và hào hứng. Em lại làm tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Sau buổi gặp gỡ em tặng tôi một sản phẩm tự chế. Em nói “Thầy ơi, em tặng thầy sáng tạo mới của em, một sản phẩm trang trí được làm bằng nhựa tái chế, một mạch nhỏ, vài cái đèn trang trí và một cục pin.” Một sản phẩm về công nghệ đơn giản nhưng đầy sáng tạo và bảo vệ môi trường mà em không phải là dân kỹ thuật đâu nhé!
Một buổi tối khác, tôi giảng về tư duy sáng tạo cho CEO, đến phần sơ đồ não bộ khi chọn đề tài để thảo luận. Lớp học chia làm hai nhóm, một nhóm chọn đề tài “Chống ngập cho thành phố”, một nhóm khác lại chọn chủ đề “Đòi nợ trong thời lạm phát”. Mọi người thảo luận sôi nổi và hào hứng phá tan đi những lo toan và mệt mỏi của công việc kinh doanh. Chỉ loáng một cái chưa đầy 10 phút đã có trên 50 ý tưởng ra đời. Khi nghe đến tư duy sáng tạo, người ta thường hay nghĩ đến một công trình lớn làm thay đổi thời đại thay đổi thế giới nhưng không tư duy sáng tạo thật đơn giản phải không!
Chưa hết, một lần khác tham dự hội thảo về giải pháp kinh doanh, tôi gặp gỡ một doanh nhân BĐS thành đạt, anh khoe với tôi công ty anh vừa sáng tạo ra một “công nghệ kết nối tri thức”. Anh cho tôi xem các hội thảo và website kết nối tri thức của công ty anh sao giản dị và đơn giản nhưng hiệu quả và giúp ích cho đời cho người nhiều thế! Anh nói “Càng nhiều người kết nối, càng nhiều người đóng góp, càng nhiều người sáng tạo, càng nhiều người đột phá, càng nhiều người dám mang tri thức giúp đời thì càng tiếp thêm sức mạnh cho tri thức.”

Cách đây mấy ngày, tôi gặp một anh bạn kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, anh tâm sự anh vừa tuyển được một anh “tổng quản” mới, anh tạo mọi điều kiện tốt nhất để giám đốc mới này có thể sáng tạo và tự chủ trong việc điều hành và ra quyết định. Anh nói “những giám đốc trẻ bây giờ họ có năng lực, được đào tạo bài bản và trải nghiệm trong môi trường chuyên nghiệp tại sao lại không cho họ đất để dụng võ để sáng tạo, để đột phá, lời thì cùng lời, lỗ thì cùng lỗ có gì đâu mà ngại.”
Cuối cùng tôi xin kết thúc bằng một câu chuyện rất đời thường. Có người nói rằng “Nếu muốn sau khi về với cát bụi được lên coi niết bàn thì cần phải có tâm hồn như con trẻ”. Tôi có một đứa cháu đang học lớp 1. Nhân ngày dành cho mẹ, cô giáo trong lớp hướng dẫn cháu làm thiệp chúc mừng mẹ. Sau khi đi học về, cháu rất hào hứng chờ mẹ cháu đi làm về để tặng mẹ cháu thiệp chúc mừng. Mẹ cháu liền khen “Con làm rất đẹp, mẹ cám ơn con!”. Nhận được lời khen của mẹ, mỗi ngày cháu đều làm thiệp chúc mừng, hôm thì tặng bố, hôm thì tặng em, hôm thì tặng ông, hôm thì tặng bà, hôm thì tặng cô và chẳng mấy chốc mỗi người đều được tặng một tấm thiệp. Nhìn những tấm thiệp mỗi tấm mỗi vẻ, màu sắc sặc sỡ, cảnh sắc đơn sơ, nét vẽ còn chưa vững, nhưng sao lòng thấy xúc động quá. Sự sáng tạo của cháu thật đơn sơ và bình dị phải không!
Nếu tư duy sáng tạo được xã hội hóa thì sao nhỉ…

Tư duy sáng tạo là tài sản quý giá mà tạo hóa ban tặng cho con người. Tư duy sáng tạo tốt có thể mang lại hạnh phúc cho mình, cho người khác, giúp làm đẹp cuộc sống, giúp trẻ con phát huy trí tưởng tượng và phát triển toàn diện, giúp doanh nhân kết nối giúp đời, giúp những giám đốc thương hiệu tạo ra khái niệm mới sản phẩm mới phục vụ cuộc sống, giúp giám đốc điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn và tận dụng được năng lực cũng như trải nghiệm của nhân viên…. Chúng ta còn chần chừ gì nữa mà không tiếp tục “tư duy ngoài chiếc hộp” (think out of the box) dám tư duy đột phá, dám hành động, dám thay đổi….
23h, không ngủ miên man tư duy sáng tạo…

MBA Nguyễn Đăng Duy Nhất
Giám Đốc Điều Hành – Global Elite Consulting
Chủ tịch – CMO Council Worldwide tại Việt Nam

Tạp chí Doanh nhân và Pháp Luật - 9/2011

Comment của anh Nguyễn Bá Dương
Tư duy sáng tạo!

Bài viết của anh thật giản dị như những tâm sự của anh! Cảm ơn anh rất nhiều!

Bàn về "tư duy sáng tạo" trong nền kinh tế và "thời đại công nghệ thông tin" đang bùng nổ như hiện nay, giống như một cái gì đó tất yếu phải xảy ra! Trong thời đại công nghiệp, các thông tin, kỹ năng, kiến thức ... dường như bị chi phối bởi tầng lớp giàu có! Những người còn lại nếu muốn tồn tại thì hãy học một ngành nghề thật xuất sắc và kiếm tiền bằng cách dốc hết công sức mà công hiến, rỗi sẽ được trả một mức lương được gọi là "xứng đáng".

Trong thời đại thông tin, như một hệ mở, chỉ cần một cái "click chuột" chúng ta đã có cả thế giới. mọi lời khen , chê, bàn tán về sự kiện này, công việc kia, sản phẩm này, công ty nọ... mọi người đều có thể nắm bắt được thông tin rất nhanh. Có thêm nhiều sự lựa chọn trong công việc và nghề nghiệp...

Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để "kiếm" được người tài về giúp sức/ Đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo được môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, sự đoàn kết nội bộ. Sức sáng tạo sẽ được nhân thêm đôi cánh bởi niềm vui và cảm xúc hạnh phúc của mỗi cá nhân. Cần phải biết quý trọng những người bộc trực thẳng thắn, thích đổi mới tư duy, những ý kiến, đề xuất của nhân viên luôn có khía cạnh đúng với tu duy tâm lý khách hàng. Và khi ý kiến của họ được trân trọng và khích lệ kịp thời, sự sáng tạo sẽ được phát huy.

Bất cứ ai khi đi làm đều muốn được cống hiến, được thể hiện, đặc biệt hơn đối với những người trẻ và những người có cá tính, có khả năng lãnh đạo...

" Hãy để sự tự do làm đường dẫn cho sáng tạo, hãy đề cao tính kỷ luật bản thân của mỗi người bằng cách làm cho lòng tự trọng của họ lớn lên, bạn sẽ không phải mất nhiều công sức để tìm và giữ nhân tài".

Chúc thành công.
Nguyễn Bá Dương gởi ngày Thứ Năm, 27/10/2011 09:12 (GMT+7)

Ngụ ngôn quản lý

Trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống công sở có vô vàn tình huống tưởng chừng như đơn giản, nhưng ẩn sau chúng là những bài học rất thâm thúy và bổ ích.

Bài học 1

Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.

Bài học rút ra: “Thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.

Bài học 2

Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.

Bài học rút ra: Trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.

Bài học 3

Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.

Bài học rút ra: Đừng chiếm thị trường nếu bạn biết là không giữ được nó.

Bài học 4

Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa.

Bài học rút ra: Hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp!

Bài học 5

Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được một cây đèn cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “Ta cho các con mỗi đứa một điều ước”. Tôi trước! Tôi trước! – Cô thư ký hành chính nhanh nhảu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Vút. Cô thư ký biến mất. Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: Tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Vút. Anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: Tôi muốn hai đứa ấy có mặt ở văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.

Bài học xương máu:Luôn luôn để sếp phát biểu trước.

Bài học 6

Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Con thỏ nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Ðại bàng trả lời: Được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống gốc cây nghỉ ngơi. Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy con thỏ mà ăn thịt.

Bài học xương máu: Để được ngồi không mà chẳng cần làm gì, anh phải ngồi ở vị trí rất cao.

Bài học thứ 7

Một con gà tây trò chuyện với một con bò:

“Giá mà tôi có thể bay lên ngọn cây kia thì thích quá, nhưng tôi không đủ sức”, gà tây thở dài.

“Được rồi, tại sao bạn không nếm tý phân của tôi nhỉ? Nó có nhiều chất bổ lắm đấy”, bò trả lời. Gà tây mổ ăn phân bò và nó thấy quả là nó đã đủ sức bay lên cái cành thấp nhất. Ngày hôm sau, ăn thêm phân bò, nó bay lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau đêm thứ tư, gà tây khoái chí lên tới được ngọn cây. Nó lập tức bị một nông dân phát hiện, anh này bắn nó rơi xuống đất.

Bài học xương máu: Sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.

Bài học thứ 8

Một con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị lanh cứng và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy, một con bò đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng nó đang ấm dần. Ðống phân đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Một con mèo đi ngang, nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh, con mèo phát hiện ra con chim nằm trong đống phân, nó liền kéo con chim ra ăn thịt.

Bài học xương máu:
1. Không phải kẻ nào "bậy" vào người mình cũng là kẻ thù của mình.
2. Không phải kẻ nào kéo mình ra khỏi đống phân cũng là bạn mình.
3. Khi đang ngập ngụa trong đống phân thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

HÃY TRỌN VẸN VỚI CUỘC SỐNG



Cuộc đời cũng giống như trò chơi tung hứng. Bạn có trong tay 5 quả bóng có tên là: Công Việc, Gia Đình, Sức Khỏe, Bạn Bè và Tinh Thần. Bạn phải cố gắng không làm rơi bất cứ quả bóng nào. Công Việc và Tinh Thần là những quả bóng cao su, nếu rơi xuống chúng có thể nảy trở lên vào tay bạn, nhưng 3 quả bóng còn lại là những quả bóng thủy tinh, chúng có thể sẽ bị trầy xước, sứt mẻ, hoặc thậm chí vỡ tan khi rơi xuống đất. Nếu không tự chủ, bạn khó có thể lường trước được quả bóng nào sẽ rơi xuống đất. Vì vậy hãy học cách giữ cân bằng cho cuộc sống của chính mình

Đừng hạ thấp giá trị bản thân khi so sánh mình với người khác. Mỗi chúng ta đều là những con người đặc biệt và có giá trị riêng. Nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là biết mình được đánh giá và nhìn nhận đúng.

Đừng để những ước mơ, mục đích của bạn lệ thuộc vào người khác, mà phải bắt nguồn từ chính khao khát, đam mê của bạn. Chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho bản thân mình.

Bạn hãy nâng niu, gìn giữ những gì thân thuộc, gần gũi nhất trong trái tim bạn. Đó chính là những giá trị tinh thần để cuộc sống của bạn thêm phần ý nghĩa.

Đừng để cuộc đời bạn trôi qua một cách vô nghĩa khi mãi chìm đắm trong kỷ niệm hay nỗi đau trong quá khứ hoặc lo lắng quá về tương lai. Hãy sống trọn vẹn cho giây phút hiện tại bằng tất cả cảm nhận và nhiệt huyết của trái tim mình.

Đừng bao giờ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn có thể làm được điều gì đó. Mọi thứ chỉ thật sự chấm dứt khi bạn thôi không muốn cố gắng nữa.

Đừng ngại nhìn nhận rằng bạn là người chưa hoàn hảo. Sự trưởng thành của con người diễn ra trong mọi giai đoạn cuộc sống. Chính sự nhìn nhận những khiếm khuyết đó sẽ là sợi chỉ nối kết mọi người lại với nhau. Hãy học hỏi vì kiến thức và trải nghiệm là vốn quý nhất mà bạn luôn có thể mang theo bên mình.

Đừng sợ phải đối mặt với khó khăn, thử thách vì đó chính là cơ hội vững vàng để bạn trưởng thành hơn.

Đừng để tình yêu thiếu vắng trong cuộc đời bạn bằng cách nói rằng thật khó tìm thấy nó. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là cho đi. Cách mau chóng nhất để đánh mất tình yêu là cố giữ nó thực chặt. Và cách tốt nhất để giữ trọn vẹn tình yêu là chắp cho nó một đôi cánh.

Hãy sử dụng thời gian và ngôn ngữ một cách cẩn thận. Không một lời nói hay khoảnh khắc nào đã qua có thể lấy lại được.

Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh để rồi đến một lúc nào đó bạn sẽ phải tự hỏi mình đang ở đâu. Hãy vạch ra hành trình để luôn ý thức được rằng mình đang đi đâu trong hành trình ấy.

Cuộc đời ko phải là một cuộc đua. Nó là một hành trình để chúng ta từng bước chiêm nghiệm ý nghĩa cuộc sống. Điều quan trọng không phảỉ là phần thưởng khi bạn đến đích, mà chính là những gì bạn đã cảm nhận được trên từng chặng đường đi.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Tư vấn về quản trị dự án

Công ty Global Elite Corporation hiện đang tư vấn về chiến lược kinh doanh, hệ thống quản lý và quản trị dự án cho các tập đoàn hàng đầu trên thế giới và tại Việt Nam.
Contact: globalelitecorp@gmail.com
Global Elite Corporation currently has consulted on business strategy, management system and project management for multi national companies and large Vietnamese corporations.
Contact: globalelitecorp@gmail.com

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Được và mất từ ‘người hùng’ Steve Jobs?


Việc Jobs từ bỏ vai trò CEO cũng giống như Apple đã mất đi 1 phần “bản sắc” của mình. Nhưng dù sao, với những đóng góp quan trọng cho Apple nói riêng và cho cả thế giới công nghệ nói chung, Steve Jobs đã làm quá nhiều và đã quá đủ để có thể nghĩ ngơi.
Trong một lá thư ngắn gửi cho Ban lãnh đạo Apple, Steve Jobs viết: “Tôi luôn nói với mọi người rằng nếu một ngày nào đó tôi không thể đảm đương nổi trách nhiệm và những kỳ vọng trên cương vị là Tổng giám đốc điều hành Apple, chính tôi sẽ cho các bạn biết điều đấy đầu tiên. Thật không may rằng ngày ấy đã đến. Tôi sẽ rời vị trí mà mình đang nắm giữ tại Apple.
Tôi tin rằng những ngày tươi sáng và nhiều đổi mới đang ở phía trước chúng ta, và tôi nóng lòng được chứng kiến, đóng góp vào những thành công của công ty trong một vai trò mới. Trong thời gian làm việc tại Apple, tôi đã có được những người bạn tốt của đời mình. Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người vì những năm tháng đã sát cánh bên nhau”.
4 vị trí khó xóa bỏ của Steve Jobs trong Apple:
Người phân xử cuối cùng: Rất nhiều công ty lớn đang bị sa lầy vào những cuộc chiến quan liêu nội bộ – đó là căn bệnh đặc thù của Microsoft, và HP với tuyên bố chiến lược vụng về trong tuần trước cũng dẫn đến những rắc rối chính trị trong nội bộ tập đoàn này. Nhưng đó chưa bao giờ là vấn đề với Steve Jobs trong việc điều hành Apple. Tất cả mọi người đều tôn trọng ông, ông biết từng bộ phận của công ty đang làm gì, và ông không sợ phải đưa ra những thay đổi lớn khi công ty gặp vấn đề nào đó. Các CEO khác có thể cũng thông minh và nghị lực không kém, nhưng họ không thể sánh được với ông về mức độ trọng vọng kể từ khi ông – người sáng lập Apple – đã quay lại để vực công ty dậy từ cõi chết.
Nhà hoạch định sản phẩm: Jobs bị ám ảnh bởi việc đơn giản hóa và loại bỏ những thứ rườm rà: ông đã cắt giảm dòng sản phẩm Mac xuống còn một vài mẫu khi ông quay trở lại, phản đối việc con chuột Apple có 2 nút bấm, và khăng khăng rằng iPhone không phải cố làm được mọi thứ cùng một lúc. Các nhân viên Apple khác cũng hiểu được điều đó, nhưng không chắc rằng liệu có ai đủ khả năng điều hành tốt được như cách mà Jobs đã làm. Đặc biệt là khi các nhóm sản phẩm hay các cá nhân nhìn thấy một cơ hội mới để giành được địa vị và khiến mọi người phải lắng nghe ý kiến của mình. Và nếu chuyện này xảy ra, thì Apple có lẽ đã vấp phải tình trạng đấu tranh nội bộ như các tập đoàn trong ý trên.
Nhà tuyển dụng có sức hút cực lớn: Apple đã để tuột mất giám đốc bán hàng Ron Johnson, và Jony Ive – giám đốc thiết kế sản phẩm cũng đang được đồn là sẽ rời bỏ công ty. Tuy vậy, ngày nay tất cả mọi người đều mong muốn được làm việc cho Apple, một phần là vì thành công vang dội của công ty – nhưng cũng rất có thể là do họ ngưỡng mộ những câu chuyện huyền thoại về Steve Jobs.
Biểu tượng văn hóa hiện đại: Steve Jobs gắn liền với báo chí – trong đó có cả những tờ báo nổi tiếng. Liệu các phương tiện truyền thông có van nài Tim Cook hay Phil Schiller hãy chú ý đến mình mỗi khi phát biểu? Đừng quá hi vọng vào điều đó. Và như vậy cũng có nghĩa là có thể bạn sẽ không còn được thấy mỗi tuyên bố về sản phẩm của Apple trên các kênh tin tức truyền hình địa phương như thời gian Steve Jobs còn nắm quyền nữa.
7 nguyên tắc cải cách của Steve Jobs:
Nguyên tắc 1: Hãy làm những gì bạn thích.

Steve Jobs từng nói “Những người có đam mê có thể thay đổi thế giới tích cực hơn”. Ông nói, cuộc sống quá ngắn ngủi để bạn có thể thực hiện giấc mơ của kẻ khác. Và nếu bạn không tìm thấy niềm đam mê của mình, thì hãy tiếp tục tìm kiếm, chứ đừng tự hài lòng và dừng lại.
Cũng giống như Bill Gates, Jobs nổi tiếng là 1 tỉ phú không tốt nghiệp đại học. Sự thật thì ông đã bị đuổi học chỉ sau 1 học kỳ. Sau khi bị đuổi học, Jobs đã du lịch đến Ấn Độ và tìm kiếm sự giác ngộ tâm linh và trở về Mỹ như 1 Phật tử thực sự với cái đầu cạo trọc.
Nguyên tắc 2: Hãy nhìn đến lõm cả vũ trụ.
Steve Jobs tin vào uy lực của tầm nhìn. Và ông đương nhiên có một tầm nhìn lớn. Vào giữa những năm 1970 khi máy tính vẫn chỉ phát triển giới hạn trong một nhóm người chung sở thích, Steve Jobs đã tin rằng ông có thể mang máy tính đến cho mọi người sử dụng hàng ngày. Và thế là ông đã thách thức người đồng sáng lập Steve Wozniak và nhóm làm việc Apple cùng tạo ra một chiếc máy tính mà mọi người cảm thấy thoải mái khi sử dụng hàng ngày. Kết quả của việc này là sự ra đời của một chiếc máy tính đã làm thay đổi tất cả – chiếc máy tính mang tên Macintosh.
Nguyên tắc 3: Kết nối mọi thứ để khơi dậy sức sáng tạo của bạn.
Steve Jobs từng nói sự sáng tạo là kết nối mọi thứ. Ý ông là mọi người với đủ các kinh nghiệm sống thường có thể nhìn thấy những điều mà người khác bỏ lỡ. Jobs thường kết nối ý tưởng từ những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, ông học thư pháp ở trường đại học. Thư pháp không có ứng dụng thực tế nào cho cuộc sống của ông. Nhưng ông rất thích thú và đam mê lĩnh vực này. Sau này, kinh nghiệm thư pháp của ông cũng đã tìm được con đường của mình khi đến với Mac, chiếc máy tính đầu tiên với những phông chữ đẹp mắt. Sáng tạo là kết nối những điều thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Nguyên tắc 4: Nói “không” với 1000 điều.
Steve Jobs rất tự hào với những gì Apple làm được, song ông cũng tự hào bởi cả những gì Apple đã lựa chọn không làm. Steve Jobs từng nói rằng cải cách đến từ việc nói “không” với 1000 thứ. Trong thế giới của Apple, đơn giản có nghĩa là loại bỏ những thứ rườm rà. Bất cứ thứ gì gây loạn cho trải nghiệm của người dùng đều bị loại bỏ. Đó là lý do tại sao mặt trước iPad chỉ có đúng 1 nút bấm, hay tại sao iPhone không có một bàn phím thực nào. Các sản phẩm của Apple phổ biến bởi chúng đơn giản, trang nhã và dễ dùng. Nhưng tất cả những điều đó đều được bắt đầu từ một câu hỏi của Steve Jobs: Chúng ta có thể loại bỏ những gì?
Nguyên tắc 5: Hãy tạo ra những trải nghiệm khác biệt điên rồ.
Không chỉ tạo ra nhiều cải cách sản phẩm, Steve Jobs còn cải tiến nhiều trải nghiệm dịch vụ khách hàng. Các cửa hàng bán lẻ Apple kiếm được nhiều tiền trên mỗi m2 hơn mọi cửa hàng khác kể cả những thương hiệu xa xỉ, và lúc nào cũng đông khách từ sáng đến tối. Trung bình mỗi cửa hàng tiếp đón 17.000 lượt khách mỗi tuần! Khi Steve Jobs lần đầu thiết lập quan niệm cho các cửa hàng bán lẻ Apple, ông đã nói rằng chúng cần phải khác biệt bởi thay vì chỉ bán hàng, chúng còn phải làm cho cuộc sống của khách hàng thêm phong phú.
Nguyên tắc 6: Làm chủ thông điệp.
Bạn có thể có ý tưởng tốt nhất thế giới, nhưng nếu bạn không thể truyền đạt ý tưởng đó, bạn sẽ chẳng làm được gì. Steve Jobs là người kể chuyện doanh nghiệp giỏi nhất thế giới. Thay vì chỉ đơn giản thuyết trình như hầu hết mọi người vẫn làm, ông thông báo, ông đào tạo, ông truyền cảm hứng và ông giúp mọi người giải trí, tất cả chỉ trong một bài thuyết trình. Nếu có điều gì bạn có thể làm được ngay hôm nay để trở nên “giống Steve Jobs”, thì đó là tư duy trực quan. Có rất ít chữ xuất hiện trên mỗi trang thuyết trình của Steve Jobs. Đó là triết lý mang tên “tính siêu việt của hình ảnh”. Mọi người thường ghi nhớ thông tin tốt hơn khi chúng được trình bày dưới dạng chữ và tranh ảnh thay vì chỉ có chữ.
Nguyên tắc 7: Hãy bán ước mơ thay vì sản phẩm.
Steve Jobs nắm bắt được sự tưởng tượng của chúng ta bởi ông thực sự hiểu khách hàng của mình. Năm 1997, khi Apple suýt phá sản, Steve Jobs đã nói ông sẽ giảm chủng loại sản phẩm của Apple nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cốt lõi của họ. Lúc đó, ông nói rằng “một vài người nghĩ rằng bạn thật điên khi mua một chiếc máy tính Mac, nhưng trong sự điên rồ đó, chúng ta lại nhìn thấy những thiên tài, những người mà chúng ta làm ra máy tính cho họ”. Khách hàng của bạn không quan tâm đến sản phẩm của bạn. Cái họ quan tâm là chính họ, hi vọng của họ, tham vọng của họ. Steve Jobs đã dạy chúng ta rằng nếu bạn giúp khách hàng của mình đạt được ước mơ, bạn sẽ có được họ.

Doanh nhân toàn cầu tiếc nuối khi Steve Jobs từ chức:
Art Levinson, thành viên Ban lãnh đạo Apple nhận xét: “Tầm nhìn xa trông rộng và tài năng lãnh đạo của Steve đã đưa Apple trở thành công ty có nhiều đổi mới và giá trị nhất thế giới. Những đóng góp của Steve là không thể đong đếm được”.
Một CEO tại Thung lũng Silicon đề nghị giấu tên đánh giá cách Jobs nói chuyện cho thấy tình trạng sức khỏe của ông có thể còn tệ hơn mọi người nghĩ. Jobs đã đem đến thành công cho Apple từ cách hoạt động cho tới những quyết định mang tính chiến lược, đồng thời nói sẽ không bao giờ bỏ Apple nếu ông được quyền chọn điều đó.
CEO này nói: “Điều này thực sự buồn. Chẳng ai xem chuyện này dưới con mắt thương mại, mà họ sẽ nhìn dưới khía cạnh con người. Chắc chắn không ai nghĩ rằng Jobs bỏ việc vì không muốn làm CEO của Apple nữa”.
Tờ CNBC nhận xét, việc Jobs từ chức sẽ là dấu chấm cho một kỷ nguyên tại Apple, và là cánh cửa mở ra một kỷ nguyên mới.
Chủ tịch Google Eric Schmidt nói: “Steve Jobs là CEO thành công nhất tại Mỹ trong suốt 25 năm qua. Ông đã kết hợp sự nhạy cảm của nghệ sĩ với tầm nhìn của kỹ sư theo cách chỉ riêng mình làm được, và tạo nên một công ty vô cùng đặc biệt. Jobs thực sự là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất lịch sử Mỹ”.
Bloomberg dẫn lời đồng sáng lập Apple, ông Steve Wozniak: “Mọi người sẽ luôn nhớ đến Jobs, có thể tới cả trăm năm nữa, nhớ đến lãnh đạo doanh nghiệp ngành công nghệ vĩ đại nhất trong thời kỳ chúng ta đang sống. Bên cạnh Jobs là hàng ngàn nhân viên và chất lượng sản phẩm phản ánh tài năng của họ”.
Trang Yahoo News đưa ý kiến của Trip Chowdhry, phân tích gia tại công ty nghiên cứu Global Equilities: “Apple là Steve Jobs, Steve Jobs là Apple, và Steve Jobs thực sự là một luồng gió mới. Bạn có thể dạy người khác cách để hoạt động và điều hành hiệu quả, có thể thuê chuyên gia tư vấn để làm những điều đó, nhưng chỉ có Chúa là người tạo ra những thay đổi… Apple mà không có Steve Jobs thì chẳng là gì cả”.
Carmine Gallo, người đào tạo truyền thông cho nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới. Ông cũng là diễn giả nổi tiếng và là tác giả của một vài cuốn sách bán chạy nhất, trong đó có 2 cuốn viết về Steve Jobs là “Bí quyết thuyết trình của Steve Jobs” và “Bí quyết cải cách của Steve Jobs” bên cạnh việc đưa ra những nguyên tắc làm nên Steve Jobs cũng đã viết: “Có một câu chuyện mà tôi nghĩ có thể tổng kết lại sự nghiệp của Steve Jobs ở Apple. Một nhà điều hành với công việc tái phát minh cửa hàng Disney đã từng gọi cho Jobs để hỏi xin lời khuyên. Lời khuyên của Steve là gì ư? Hãy mơ ước lớn hơn. Tôi nghĩ đó là lời khuyên tốt nhất mà ông gửi tới chúng ta ngày hôm nay, cũng là lời khuyên mà ông sẽ tiếp tục đưa ra cho Apple trong vai trò chủ tịch của hãng. Hãy tìm thiên tài ngay trong sự điên rồ của bạn, hãy tin tưởng chính mình, tin tưởng tầm nhìn của mình, và luôn luôn sắn sàng bảo vệ ý kiến của mình. Bởi đó là những ý kiến rất có thể sẽ thay đổi cả thế giới”.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Tư duy lại nghệ thuật bán hàng



Khi đến cửa hàng, thông thường khách hàng vẫn chưa có quyết định chắc chắn về món hàng họ cần mưa, ngay cả nếu họ đã tìm hiểu kỹ về món hàng trước đó. Đối với những công ty bán lẻ, đây chính là cơ hội tăng doanh số bán hàng truyền thống (off-line) trong bối cảnh các kênh tiêu thụ ngày càng đa dạng.

LTS: Với mong muốn chuyển tải đến bạn đọc những tư tưởng, nghiên cứu về kinh doanh từ các học giả hàng đầu trên thế giới về quản trị kinh doanh, cũng như những kinh nghiệm thực tế đúc rút từ lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn, Diễn đàn kinh tế Việt Nam đã mở rộng chuyên mục Harvard's thành chuyên mục Đại học Tinh hoa, tổng hợp những nội dung thiết thực và phù hợp từ những trường kinh doanh lớn: trường kinh doanh Harvard, Stanford, Wharton, Kellogg, trường kinh doanh London, IESE, INSEAD v.v, cũng như từ những viện nghiên cứu chiến lược như BCG, McKinsey.

Bạn đọc chắc hẳn sẽ có lúc thấy những nội dung ở chuyên mục này có phần hơi khác biệt với thực tế ở Việt Nam. Tuy nhiên trong môi trường kinh doanh đa dạng và luôn biến đổi, những tri thức, kinh nghiệm được đúc rút để học tập và ứng dụng một cách sáng tạo, phù hợp, chứ không cứng nhắc.

Vì vậy, chúng tôi hy vọng những tri thức giới thiệu trong chuyên mục sẽ góp phần mang lại cho bạn đọc những góc nhìn khác nhau về quản lý, kinh doanh, lãnh đạo, và ứng dụng một cách hiệu quả, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình.

Xin giới thiệu một bài viết từ Viện nghiên cứu chiến lược McKinsey.

Với sự xuất hiện của công nghệ mới, những kênh bán hàng trực tuyến hiệu quả, những cửa hàng bán hàng trực tuyến nơi khách hàng thoải mái lựa chọn và so sánh những sản phẩm mình quan tâm, kênh bán hàng truyền thống ngày càng gặp nhiều khó khăn. Nhiều công ty bán lẻ đã giải quyết vấn đề này bằng cách giảm nhân sự tại những cửa hàng bán hàng truyền thống, hay cắt bỏ chính sách thưởng nhân viên theo doanh số. Cách tiếp cận này giúp giảm thiểu chi phí, tuy nhiên, nó cũng làm mất đi sự khuyến khích, động cơ bán hàng cho những nhân viên còn lại tại những cửa hàng truyền thống.

Rất nhiều công ty bán lẻ quan niệm quá trình mua hàng một cách đơn giản: khách hàng hiểu rõ sản phẩm họ cần mua và họ đến cửa hàng để mua món hàng đó. Mặc dù vậy, theo một nghiên cứu gần đây tại McKinsey, chúng tôi nhận thấy rằng có đến 40% khách hàng sẵn sàng nghe tư vấn và bị thuyết phục tại cửa hàng, ngay cả khi họ đã tìm hiểu rất rõ về sản phẩm trước đó thông qua những kênh thông tin khác nhau. Để tăng doanh thu, những cửa hàng bán lẻ cần có chính sách phát triển đội ngũ bán hàng. Họ cần phát triển một đội ngũ bán hàng vừa phải, không quá nhiều, nhưng phải am hiểu về mặt hàng đang bán, được rèn luyện tốt về bán hàng và tư vấn với khách hàng một cách hợp lý. Đồng thời, những nhân viên này cần có sự tưởng thưởng xứng đáng như một động lực bán hàng.

Phát triển đội ngũ bán hàng như thế nào

Nhiều lãnh đạo những công ty bán lẻ cho rằng họ không thể gánh nổi chi phí đào tạo một đội ngũ bán hàng hiểu biết sâu về mặt hàng kinh doanh. Điều đó có thể hiểu được, và cũng không nhất thiết phải duy trì đội ngũ bán hàng truyền thống, am hiểu về mặt hàng, theo cách trước đây.

Lấy ví dụ một cửa hàng bán đồ điện tử trực tuyến, người mua thường tìm hiểu thông tin về giá cả, so sánh chất lượng sản phẩm cũng như đọc qua lời nhận xét, thảo luận về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Với giá bán trung bình 200$ mỗi sản phẩm và lợi nhuận biên 10%, nghĩa là 10$ trên mỗi sản phẩm, bạn chỉ cần tiêu thụ được thêm mỗi giờ một sản phẩm là đã hoàn toàn có đủ chi phí thuê một người bán hàng tốt. Nếu tính cả lợi nhuận tăng thêm khi bán được thêm các mặt hàng phụ trợ khác, bạn chỉ cần bán được thêm một sản phẩm mỗi hai giờ là đủ tiền thuê thêm người bán hàng.

Như vậy, chúng tôi cho rằng, vấn đề là bạn phải chọn được người bán hàng đúng, có khả năng tạo ra các giá trị mới cho những khách hàng đến cửa hàng truyền thống.


Quan tâm đến khách hàng giúp bạn tạo ra những giá trị mới cho kênh bán hàng truyền thống

Có thể liệt kê ra bốn bước cơ bản trong bán hàng: đón chào khách hàng, hỏi về nhu cầu của khách, giới thiệu mặt hàng, và tạm biệt khách hàng. Tuy nhiên rất nhiều nhân viên bán hàng không nắm được những bước đi cơ bản này. Vì vậy, bạn cần lựa chọn đúng người và đào tạo họ một cách hợp lý.

Những người bán hàng tốt thường có chung một số đặc điểm: họ mong muốn được giúp đỡ khách hàng, là người hướng ngoại, và luôn tận tâm với công việc của mình. Quản lý những cửa hàng truyền thống cần xây dựng những chương trình đào tạo về quan hệ với khách hàng, cách bán hàng chuyên nghiệp, cách nhìn nhận nhu cầu từ quan điểm khách hàng, một cách hệ thống và hợp lý. Chúng tôi nhận thấy rằng rất nhiều công ty bán lẻ chỉ dừng lại ở việc thuê những nhân viên bán hàng mà họ cho là đủ kinh nghiệm, kết quả là đội ngũ bán hàng của họ không chia sẻ những giá trị chung và cách làm việc chung, cách ứng xử chung với khách hàng.

Bên cạnh đó, cách thức tổ chức mặt hàng và bố trí cửa hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng doanh thu. Ví dụ một công ty bán máy ảnh chúng tôi biết có một cách thức rất sáng tạo thu hút sự chú ý của khách hàng: họ giúp khách hàng so sánh những đặc tính kỹ thuật của sản phẩm một cách dễ dàng hơn bằng cách khi ghi những thông tin về máy, thay vì sử dụng những thuật ngữ kỹ thuật khó hiểu như magapixel, độ thu, họ sử dụng ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu cho cả những người không hiểu biết nhiều về máy ảnh số.

Để tổ chức và bố trì cửa hàng và sản phẩm một cách hợp lý, bạn cần dành thời gian và công sức nghiên cứu trải nghiệm của khách hàng tại cửa hàng của mình, từ đó có những điều chính và cải tiến hợp lý. Ví dụ, tại một cửa hàng bán đồ chăm sóc sắc đẹp, những người quản lý nhận thấy rằng khách hàng thường tìm kiếm sản phẩm theo hương vị nhiều hơn là chức năng: khách hàng muốn lựa chọn những sản phẩm hương vani, chứ không hẳn muốn lựa chọn những mẫu dầu gội đầu khác nhau tại một khu vực, và những sản phầm xà phòng tại một khu vực khác. Nhận ra điều này, quản lý cửa hàng quyết định tổ chức lại cách sắp xếp mặt hàng, theo hương vị, thay đổi so với cách bố trí theo chức năng như trước đây. Họ đã nhận được những kết quả khả quan rõ nét sau đó về doanh thu và lợi nhuận.

Giang Sơn theo Viện nghiên cứu chiến lược McKinsey
Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Việt Nam

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Xây dựng lòng tin trong đàm phán - kinh doanh


1. Hãy thực hiện những gì bạn đã hứa.Khi đã hứa điều gì thì bạn phải quyết tâm thực hiện cho được. Đây là những cơ sở để tạo dựng lòng tin.
2. Tạo quan hệ đặc biệt.Ngoài những quan hệ thông thường, nếu có điều kiện tốt thì tạo thêm các quan hệ đặc biệt. Đây được coi như những chất xúc tác trong tạo dựng lòng tin. Thời bao cấp chúng ta hay gọi các hành động này là "nịnh bợ". Thực tế không phải hoàn toàn như vậy. Nhiều khi một lẵng hoa đối với một công ty không đáng là bao nhưng nó tạo ra ấn tượng không nhỏ.Anh bạn tôi làm việc cho một công ty thay mặt nhà nước quản lý các nhà thầu thăm dò khai thác dầu khí nước ngoài. Ngày quốc khánh của ta, tất cả các công ty đều gửi lẳng hoa chào mừng. Duy chỉ có một công ty A, vì quên hay vì lý do gì khác không biết, lại không có. Họ đã nhận được các ấn tượng không tốt đẹp gì từ phía nhà chức trách Việt Nam.
3. Hãy trung thực và đừng lợi dụng sơ hở vặt vãnh của phía bên kia.Trong đàm phán - thương lượng nhiều khi phía bên kia vấp phải những lỗi thông thường. Bạn nên thông cảm giúp họ vượt qua chứ không nên lợi dụng hoặc coi thường họ. Làm như thế bạn dễ gây cảm tình và người ta sẽ tin bạn nhiều hơn.Ví dụ: Bạn định mua một loại hàng, ví dụ như xe Honda mà người bán vừa nêu ra những ưu điểm và cả nhược điểm của nó (nhược điểm mà bạn không biết), tức khắc bạn thấy tin người bán hàng hơn.
4. Phải biết kiên nhẫn.Kiên nhẫn là một yêu cầu quan trọng trong đàm phán - thương lượng. Trong giao dịch buôn bán ở Việt Nam, chúng ta thường dùng từ "hớ" trong các câu: "nói hớ rồi", "nói giá hớ rồi", "trả giá hớ rồi"... Đây là kết quả của sự thiếu kiên nhẫn. Nhiều lúc sự thiếu kiên nhẫn phá vỡ những niềm tin đã tạo dựng trước đây. Kiên nhẫn còn giúp cho bạn ra quyết định sáng suốt hơn, nếu bạn phải ra các quyết định quan trọng.
5. Hãy chân thành thừa nhận những sai lầm và lỗi của mình.Nếu có sai lầm và lỗi thì hãy chân thành thừa nhận, xin lỗi và hứa sửa chữa. Đã là người thì ai cũng có sai lầm mà khắc phục, không mắc lại. Trong đàm phán - thương lượng cũng vậy. Nếu bạn làm được như vậy người ta sẽ tin tưởng ban nhiều hơn. Ngược lại, bạn sẽ bị coi là trịnh thượng, ngạo mạn hoặc kiêu căng. Từ đó lòng tin không thể hình thành và có thể sẽ mất đi (nếu trước đó đã có).
6. Hãy công tâm và bảo vệ cho lẽ phải.Hãy công tâm và đứng về lẽ phải, dù rằng bạn không có điều đó. Làm như vậy, ngoài việc giúp cho việc tạo dựng lòng tin, còn giúp cho tâm hồn bạn được thanh thản và trở nên cao thượng. Biết bảo vệ lẽ phải là một đức tính tốt của bất kỳ một ai.

Marketing Spends Updates - Cập nhật Chi tiêu cho Marketing

According to facts and statistics by CMO Council Worldwide, hereafter are Marketing Spends Updateds.


Global advertising spend rose 8.8% year-over-year in Q1 2011 to total $118 billion USD based on published rate cards, according to Nielsen Global AdView Pulse data. Nielsen analysis indicates heavier TV spending, as well as increased investment in the Latin American and Asian consumer markets, drove growth.

(July 2011) 1

TV advertising spend rose 11.9% year-over-year and increased its share among other traditional media (radio, magazines, and newspapers) 3%, from 63.5% to 65.3%, in both developed and many emerging economies.

(July 2011) 2

“With $6.50 of every $10 being spent on TV, it’s clear that TV remains the most important and cost-effective advertising medium for companies looking to reach new consumers, especially in booming emerging markets,” said Nielsen Global Head of Advertiser Solutions Randall Beard.

(July 2011) 3

The closest competitor among the traditional media channels to TV was radio, which saw its global ad spend rise 8.5%. Magazine spend rose 6.4%, while newspapers could only rouse a 1% increase in global ad spend during Q1 2011.

(July 2011) 4

CMO Counci Vietnam updated

Họp mặt Ban Cố Vấn Ủy Ban Giám Đốc Marketing khu vực APAC - CMO Council APAC Advisory Board Meeting

CMO Council APAC Advisory Board Meeting
Date: July 21, 2011
Location: NTUC Centre, Singapore

The CMO Council will be hosting an APAC Advisory Board Meeting on Thursday, July 21st, the evening prior to the 2011 CMO Asia Awards. In addition to reviewing the findings of the CMO Council’s 2011 Marketing Outlook Survey and the State of Marketing Report, conversations will focus on board member transformation intentions and an exploration of what initiatives are underway and delivering value. Discussions will cover the degree to which marketing transformation is being driven by digital innovation and customer empowerment, and how this is requiring greater collaboration between marketing and IT groups.

Họp mặt Ban Cố vấn Ủy Ban Giám Đốc Marketing APAC

Ngày 21/07/2011

Địa điểm: NTUC Centre, Singapore

CMO Council Worldwide đã tổ chức Họp mặt Ban Cố Vấn Giám Đốc Marketing APAC vào thứ năm, ngày 21/07/2011, tối trước lễ trao giải thưởng CMO Asia Awards. Cuộc họp nhằm xem xét lại hoạt động năm 2011 và định hướng cho năm 2012 cho hoạt động của CMO Council tại khu vực APAC. Từ năm 2009, Việt Nam đã tham gia vào CMO Council Worldwide và Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, hiện đang là Chủ tịch của CMO Council Worldwide tại Việt Nam và là cố vấn cao cấp của CMO Council APAC. (Tin CMO Council Vietnam)

Mười chìa khóa để có hạnh phúc thật sự - 10 keys to True Happiness

Hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng mà con người luôn luôn khao khát đạt đến và không ngừng tìm hiểu khám phá bí ẩn của nó. Theo các chuyên gia, sau đây là 10 chìa khóa để mở cửa hạnh phúc. Hi vọng sẽ giúp ích cho chúng ta trên con đường mưu cầu hạnh phúc.

1. Weath (Sự giàu có)
wealth.jpg
2. Desire (Niềm khao khát)
dream_big.jpg
3. Intelligence (Sự thông minh)
4. Genetics (Gen di truyền)
5. Beauty (Sắc đẹp)
6. Friendship (Tình bạn)
7. Marriage (Hôn nhân)
8. Faith (Niềm tin tâm linh)
9. Charity (Từ thiện)
10. Age (Tuổi tác)

Theo bạn, chìa khóa của hạnh phúc thật sự là gì? Hãy chia sẻ những bí mật của bạn trong blog này.

Quản trị hiệu quả công việc



Cách thức để doanh nghiệp tiến đến sự chuẩn mực và tính chuyên nghiệp.

Những năm 2000 của thế kỷ này đã chứng kiến nhiều sự thay đổi, nhiều xu hướng và sự phát triển mới cơ bản đã định hình lại nền kinh tế toàn cầu. Có thể điểm qua các tác nhân quan trọng như: Toàn cầu hóa, tác động của công nghệ mới đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông, sự trỗi dậy mạnh mẽ của thị trường châu Á đặc biệt là 2 cường quốc Trung Quốc và Ấn Độ, khoảng cách càng ngày càng xa giữa giàu và nghèo, sự nóng lên của môi trường trái đất, sự lão hóa dân số ở các nước phát triển, sự thiếu hụt về lương thực thực phẩm và nước uống, thách thức lãnh đạo trong nền văn hóa đa sắc tộc... và gần đây nhất là khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Những nhà quản trị doanh nghiệp đang phải đối mặt với một thách thức là làm việc dưới một áp lực rất nặng nề nhằm lèo lái con thuyền doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn để thích nghi với những sự thay đổi mới. Họ cần phải đa năng hơn, năng động hơn và thích ứng nhanh hơn. Làm thế nào để các nhà quản trị doanh nghiệp có thể lãnh đạo, điều phối và thống nhất các công việc của doanh nghiệp một cách hiệu quả, hiệu suất cao nhất với con người và thông qua con người trong thập niên 2000 cũng như tương lai? Hơn bao giờ hết, quản lý hiệu quả công việc toàn diện ngày càng đóng một vai trò quan trọng và then chốt.




Tìm ra đúng mô hình quản trị, đảm bảo thành công cho các doanh nghiệp và tiến đến những chuẩn mực mang tính chuyên nghiệp.



Quản trị hiệu quả công việc toàn diện là gì?
Trước hết hãy cùng tìm hiểu xem quản trị hiệu quả công việc toàn diện là gì? Quản trị hiệu quả công việc toàn diện là một qui trình trong đó việc lãnh đạo, định hướng và quản lý tổ chức được thực hiện thông qua việc định rõ một cách có hệ thống tầm nhìn, sứ mạng, giá trị, chiến lược, mục tiêu của tổ chức, xác định các nhân tố thành công quyết định và các chỉ số hiệu quả công việc, nhằm đưa ra những hành động sửa chữa kịp thời để tổ chức hoàn thiện và phát triển theo đúng định hướng”.

Như vậy, quản trị hiệu quả công việc toàn diện mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp ví dụ như: Giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nó còn là tác nhân giúp phát triển văn hóa định hướng hiệu quả công việc, gia tăng động cơ và cam kết của nhân viên, giúp nhân viên phát huy năng lực cá nhân, gia tăng sự hài lòng và cống hiến cho tổ chức, gắn kết cá nhân với hiệu quả công việc của phòng ban và của tổ chức. Ngoài ra, việc này còn xây dựng mối quan hệ tích cực và cởi mở giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với cấp trên và cấp dưới, tạo cơ hội cho cá nhân bày tỏ mong muốn nghề nghiệp của bản thân, tạo môi trường cải thiện liên tục, hỗ trợ công tác hoạch định trong tổ chức, tạo ra môi trường học tập và cầu tiến...

Thực tế cho thấy, không ít các doanh nghiệp tại Việt Nam lúng túng trong công tác hoạch định chỉ tiêu, tổ chức thực hiện hay đo lường hiệu quả công việc. Không ít công ty chỉ đơn thuần đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và nhân viên chỉ thông qua doanh số/lợi nhuận hoặc theo cảm tính; một số khác mô phỏng mô hình quản trị của các công ty đa quốc gia vì cho rằng đó là mô hình chuẩn của quốc tế nhưng đã không đạt được kết quả như ý.


Mô hình tiêu biểu cho doanh nghiệp việt nam
Chúng tôi xin giới thiệu một mô hình quản trị hiệu quả công việc toàn diện gồm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Thiết kế mô hình quản trị hiệu quả công việc toàn diện bao gồm việc thiết lập cấu trúc trách nhiệm nhất quán, xác định các viễn cảnh, định rõ tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược, mục tiêu của tổ chức và hoạch định chiến lược. Ví dụ, tầm nhìn của Tập đoàn Heinz là “Trở thành tập đoàn hàng đầu về dinh dưỡng và sức khỏe trên toàn cầu”. Sứ mạng của Heinz “là một tập đoàn hàng đầu về dinh dưỡng và sức khỏe, Heinz chuyên cung cấp các thực phẩm tinh khiết nhằm duy trì, cải thiện sức khỏe của mọi người và hành tinh”. Các giá trị của Heinz là tầm nhìn, sự cải tiến đổi mới, định hướng kết quả, sự liêm chính, tinh thần hợp tác và làm việc đồng đội. Chiến lược của Heinz là chiến lược tăng trưởng và mua bán và sáp nhập (mergers and acquisitions - M&A) tại các thị trường đang phát triển, và chiến lược duy trì và phát triển sản phẩm mới tại các thị trường đã phát triển. Từ đó, Heinz xác định các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cho các đơn vị kinh doanh chiến lược.

Giai đoạn 2: Thiết kế mô hình kiểm soát hiệu quả công việc bao gồm: Phát triển các nhân số thành công quyết định, chỉ số hiệu quả công việc; phát triển các dạng báo cáo hiệu quả công việc, phát triển bảng chấm điểm cân đối, thiết lập hệ thống kiến trúc công nghệ thông tin quản lý và thiết lập các quy trình then chốt.

Giai đoạn 3: Thiết kế mô hình hành vi thúc đẩy hiệu quả công việc toàn diện bao gồm: Thiết lập hệ thống hành vi thúc đẩy, thống nhất mục tiêu cá nhân với mục tiêu chiến lược, kết nối quản trị hiệu quả công việc với quản trị năng lực.


Chẳng hạn:
Mô hình thúc đẩy hành vi của một công ty bao gồm 3 yếu tố:
Yếu tố mang tính cấu trúc quản lý hiệu quả: cấu trúc trách nhiệm, nội dung đánh giá, sự trung thực và khả năng quản lý;
Yếu tố mang tính hành vi quản lý hiệu quả: kỹ năng giao tiếp, định hướng hành động, phong cách quản lý và trách nhiệm chính;
Yếu tố thống nhất hiệu quả công việc toàn diện;

Từ đó, công ty có các hình thức truyền thông nội bộ, đào tạo và hướng tổ chức theo định hướng thúc đẩy hiệu quả công việc (performance driven).

Quản trị hiệu quả công việc toàn diện vừa là khoa học và nghệ thuật. Nó đòi hỏi các nhà quản trị cần phải hiểu đúng và đủ về công tác quản trị hiệu quả công việc toàn diện, có kiến thức về các mô hình, các xu hướng, các công cụ quản trị, đo lường, đánh giá và có kinh nghiệm ứng dụng thực tiễn. Ngoài ra, nhà quản trị cần phải linh hoạt trong việc điều chỉnh và thích ứng các mô hình đã biết phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp mình. Một sự sao chép hoặc bắt chước toàn bộ mô hình quốc tế của các công ty đa quốc gia để áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam mà thiếu sự xem xét cẩn thận là không hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện tại khi mà ngay cả các tập đoàn đa quốc gia cũng đang lúng túng trong việc quản trị hiệu quả hoạt động kinh doanh và ra sức tìm mọi biện pháp để đối phó, thích ứng thành công với những thay đổi mới.

MBA NGUYỄN ĐĂNG DUY NHẤT
Chủ tịch CMO Council Việt Nam
Giám đốc Điều hành Global Elite Consulting - SEA

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Kỹ năng lãnh đạo - Nâng cao năng lực quản trị và lãnh đạo - Leadership Skills - Advancing Management and Leadership Competency


Petronas là một trong những tập đoàn dầu khí hàng đầu tại Malaysia. Tại Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ quản lý cao cấp, Petronas Vietnam đã tổ chức khóa huấn luyện Kỹ Năng Lãnh Đạo (Leadership Skills). Anh Nguyễn Đăng Duy Nhất, Giám Đốc Điều Hành của Global Elite Consulting - SEA đã được vinh dự là mời làm Facilitator chính (Giảng viên chính) cho chương trình. Chương trình được phối hợp xây dựng với cấu trúc gồm 3 phần chính:
1. Phát huy năng lực lãnh đạo tiềm ẩn trong bạn
2. Tạo cảm hứng và nhiệt huyết
3. Lãnh đạo bằng trí tuệ cảm xúc
Kết thúc chương trình, các học viên đã xây dựng cho mình Kế hoạch hành động cá nhân để tiếp tục rèn luyện và phát triển.
Ông Abu Hassan Burok, Tổng Giám Đốc của Petronas Việt Nam cũng tham dự nhằm động viên và khích lệ cấp quản lý của Petronas Việt Nam. (Global Elite Consulting News)

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Doanh nghiệp của bạn đã đủ xanh chưa? Is your business green enough?


Green products
• What eco-friendly resources are used in production?
• Is the product recyclable?
• What is the environmental impact for use and disposal of the product?
• Is renewable energy or green energy used in production?
• Is less energy used compared to your non-green counterpart?
• What type and how much packaging is used?
• Is the product organic or made from organic materials?
• Do you use sustainable farming practices and/or sell your products locally?
Green Energy
• Do you produce a type of energy such as wind, solar, or some other eco-friendly alternative?
• Do you develop fuel sources such as vegetable oil, hydrogen, cold fusion, or some other eco-friendly alternative?
Green services
• Do you build or consult in the development of LEED certified buildings? (Leadership in Energy and Environmental Design)
• Do you specialize in eco travel and/or eco-friendly activities?
• Do you process, recycle, or repurpose materials that would otherwise go to waste?
• Do you offer or specialize in green consulting services?
• Do you perform green auditing for LEED, agriculture, energy, or other industry that requires auditing?