Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Sai lầm khi cắt giảm chi phí Marketing - Tổng Giám Đốc Global Elite trả lời pv Báo Đầu Tư (VIR)


(baodautu.vn) Trong giai đoan khủng hoảng, nếu thực hiện một cách khoa học, việc tăng cường chi phí Marketing có thể sẽ giúp công ty gia tăng thị phần.

Trong giai đoạn suy thoái hiện nay, việc cắt giảm cắt giảm chi phí là quyết định nhanh nhất để doanh nghiêp hoạch định lại chiến lược của mình. Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn cách cắt giảm các chi phí marketting trước khi tiến hành xác định lại những kế hoạch đầu tư cần thiết trong chuỗi giá trị doanh nghiệp, bỏ bớt một số ngành hàng, sản phẩm không hiệu quả hay thanh lý những gì tồn đọng khi còn giá trị cao…
Nhưng, đã có nhiều thống kê cho thấy, trong giai đoan khủng hoảng việc tăng cường chi phí Marketing sẽ giúp công ty gia tăng thị phần. Bởi trong suy thoái, rất ít doanh nghiệp tập trung hoặc có chi phí làm marketing.
Do vậy, sự cạnh tranh trong truyền thông sẽ giảm đi, và cơ hội sẽ thuộc về các doanh nghiệp tranh thủ được thời điểm này cùng với chiến lược truyền thông được tính toán khôn ngoan.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số và hơn 30 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông số như mạng xã hội, viral marketing, email marketing… để tiếp tục các kế hoạch truyền thông thay vì chỉ sử dụng các công cụ truyền thống.
Tất nhiên, để xây dựng được kế hoạch truyền thông phù hợp với khả năng và chiến lược kinh doanh mới, doanh nghiệp đầu tiên phải xác định ngành chủ lực, thế mạnh của mình để phát triển, loại bỏ một số ngành không hiệu quả , xa rời năng lực lõi.
Trên nguyên tắc đó, các doanh nghiệp cần quan tâm đến mô hình chiến lược và quản trị lấy khách hàng là trọng tâm, phải xây dựng hệ thống các quy trình, thủ tục trong nội bộ sao cho tinh gọn nhưng hiệu quả và phục vụ khách hàng tốt nhất.
Việc marketting cũng cần xây dựng theo hướng tập trung vào giá trị gia đình. Theo đó, có thể điều chỉnh doanh mục sản phẩm, tập trung vào những sản phẩm chủ lực, cắt giảm những sản phẩm phụ trợ hoặc doanh thu kém để kinh doanh hiệu quả hơn.
Về mặt phân phối, nên tập trung vào những khách hàng thực sự mang về doanh số.
Về chiêu thị, cần phải chọn lọc công cụ hợp lý và tận dụng sự phát triển của công cụ số hóa.
Về nghiên cứu thị trường, tập trung nghiên cứu lại nhu cầu hành vi của khách hàng trong suy thoái và khủng hoảng. Báo cáo gần đây của IBM về CMO (1700 CMO toàn cầu tham gia) cho thấy, hiện tại, 80% CMO vẫn đánh giá cao hiệu quả của nghiên cứu thị trường theo kiểu truyền thống.
Đối với khách hàng nội bộ, khủng hoảng kinh tế tài chính là giai đoạn khiến niềm tin của người lao động bị lung lay, vì thế doanh nghiệp cần nhấn mạnh các giá trị cốt lõi trong văn hóa, để từ đó xây dựng lòng trung thành giữa nhân viên và công ty.
Cần phải làm cho nhân viên thấy rằng, dù trong khủng hoảng hay khi doanh nghiệp phát triển, công ty vẫn quan tâm đến nhân viên. Đây cũng là biện pháp tốt nhất để giữa chân người tài. Tư duy tích cực là một yếu tố quan trọng không kém.
Qua nhiều cuộc khủng hoảng trên thế giới cho thấy, khủng hoảng sẽ mang lại khó khăn những cũng đem đến nhiều cơ hội cho DN. Do vậy, vượt qua khó khăn trong thời điểm này, doanh nghiệp cần có tư duy tích cực để tạo ra những sản phẩm bán chạy và hướng tới tương lai.
(*) Chủ tịch CMO Council Worldwide tại Việt Nam, Tổng giám Đốc Global Elite Consulting Corporation.
Nguyễn Đăng Duy Nhất (*)
PV Tuyết Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét