Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Việt Nam và Singapore qua đám tang của Lý Quang Diệu

Xem trực tiếp đám tang Lý Quang Diệu, queue up 10h mới vào viếng được, trật tự, được phát bánh nước, không cờ xí, băng rôn, vòng hoa rườm rà, không có cảnh xô đẩy dựt dọc hay va chạm giữa các bên...Người nổi tiếng mà đám tang giản dị như thế. Từ văn hoá xếp hàng đến văn hoá đám tang... trông người mà nghĩ đến ta. Mọi thứ rình rang tốn kém ở nước ta bao giờ mới thay đổi nhỉ chưa nói đến cái lớn là văn hoá.... Aizaaaaaaa



Tiến sỹ Vũ Minh Khương, từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, cho rằng Việt Nam nên học ba nguyên tắc xây dựng nhà nước mạnh của ông Lý Quang Diệu.
"Tưởng thưởng những người có tài năng, cống hiến sẽ là bước đột phá rất lớn", ông nhận định.
"Thứ hai là hãy nói thực chất đất nước sẽ đi đến đâu 20, 30 năm nữa, làm sao vượt qua thách thức khu vực.

"Và phải trung thực. Đừng bắt cán bộ phải nói dối, xem như chuyện thường ngày," tiến sỹ Khương nhận định.




Tập hợp nhân tài
Tôi bước ra ngoài. Kim đồng hồ chỉ đúng 6h30, tức là đúng bốn tiếng tính từ lúc tôi đến nơi. Tính ra tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều so với những người phải đứng chờ đến sáu, bảy tiếng đồng hồ giữa trời nắng gắt. Bên ngoài, dòng người đang chờ đến lượt vào trong vẫn còn dài vô tận.
Vẫn còn một bất ngờ: những người dân vừa viếng ông Lý xong bước ra ngoài được một người đàn ông trang phục chỉnh tề, đeo băng tang kính cẩn bắt tay từng người cám ơn vì đã đến viếng. Một cử chỉ làm tôi cảm thấy ấm lòng vì tình cảm và tấm lòng của người dân đối với ông Lý được trân trọng. Tôi hỏi thăm thì được biết người đàn ông đó là một nghị sỹ Quốc hội.
Tôi chợt nhớ lại câu chuyện mà tôi trao đổi với người tài xế taxi đã chở tôi từ sân bay về khách sạn. Vốn là một cựu quân nhân, ông nói với tôi thành công của Singapore không phải chỉ riêng một mình ông Lý mà là cả một đội ngũ nhân tài mà ông Lý đã tập hợp được.
Tôi đồng ý với người tài xế này, nhưng tôi cũng nói với ông rằng tập hợp được và sử dụng được nhiều người tài như thế thì ông Lý phải là người tài giỏi đứng cao hơn hết cả những người tài kia. Ngẫm lại, trong số những người tài đang phụng sự Singapore, có không ít người Việt Nam không được chính quyền nước mình trọng dụng nên cuối cùng phải đem góp sức giúp cho nước người.
Như thế thì Việt Nam và Singapore, hiện giờ đã một trời một vực, trông sẽ còn cách xa đến mức nào? (PV Nguyễn Lê - BBC)
Sài Gòn 29/03/2015



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét